Bị côn trùng cắn nên làm gì? Cách sơ cứu tại nhà hiệu quả

Cách sơ cứu khi bị côn trùng cắn hoặc đốt đúng và sớm ngay từ đầu là rất quan trọng. Côn trùng cắn hoặc đốt là tai nạn thường hay gặp trong đời sống hằng ngày. Khi bị côn trùng đốt, cắn tùy thuộc vào mức độ độc tố của côn trùng sẽ có cách xử lý khác nhau. Việc can thiệp đúng đắn và kịp thời sẽ hạn chế được biến chứng xấu, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng do nọc độc của côn trùng gây ra. Hãy cùng LUCIDPLOT bài viết tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu cũng như phòng ngừa bị côn trùng cắn hoặc đốt.

Phân loại côn trùng qua các triệu chứng lâm sàng

Côn trùng cắn hoặc đốt được chia thành 2 nhóm: có độc và không độc.

Khi bị côn trùng có độc cắn, đốt thường sẽ gây ra đau nhói, tấy đỏ, sưng tại chỗ, có thể gây nên dị ứng trầm trọng là hiện tượng sốc phản vệ và dẫn tới tử vong.

Khi bị côn trùng không độc cắn, đốt thì sẽ gây triệu chứng nhẹ hơn, thường bị ngứa, da nổi sẩn mề đay. Tại chỗ bị cắn có thể có màu đỏ, có thể đó là nốt bỏng rộp. Chỗ da tổn thương này dễ bị vỡ, tạo nên vết thương hở, có thể gây nhiễm trùng và sẽ lâu lành hơn. Một số côn trùng cắn hoặc đốt có thể truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh Rickettsia,…sang cho người.

Phân loại côn trùng qua triệu chứng

Nguyên nhân bị côn trùng cắn là gì?

Bạn có thể bị côn trùng cắn hoặc đốt do một số nguyên nhân sau:

  • Tiếp xúc với nơi có nhiều côn trùng, và tổ côn trùng như: gác xép, gò đất, tổ ong, bụi cây,…
  • Tiếp xúc với nơi côn trùng sản sinh, tụ tập làm tổ hay quanh nhà có bụi rậm.
  • Lao động tại nơi có nhiều côn trùng.
  • Đi dạo hoặc thực hiện các hoạt động ngoài trời ở nơi có nhiều cây cỏ, bụi cây.

Triệu chứng khi bị côn trùng cắn

Đa số các trường hợp bị côn trùng cắn, đốt thường chỉ gây ra những phản ứng nhẹ tại chỗ. Hầu hết chúng sẽ tự khỏi trong vài tiếng mà không để lại bất kỳ di chứng gì. Tuy nhiên, ở một số ít trường hợp thì bị nặng hơn, có thể đe dọa đến tính mạng.

Côn trùng cắn và đốt có thể được chia thành 2 nhóm: gây độc và không độc. Nhóm côn trùng gây độc thì sẽ tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn cho người bị đốt. Còn côn trùng không độc chúng cắn da để hút máu, thường gây ra ngứa dữ dội.

Các triệu chứng nguy hiểm khi côn trùng cắn

Triệu chứng khi bị côn trùng có độc cắn

Côn trùng có độc cắn, đốt thường sẽ gây ra cảm giác châm chích, đau, tấy đỏ, sưng tại vị trí bị cắn. Ngoài ra, chúng chỉ gây nên hiện tượng ngứa nhẹ hoặc ngứa không đáng kể.

Một số người nhạy cảm với nọc độc côn trùng thì sẽ có cảm giác đau nhói. Bên cạnh đó, họ có thể gặp các phản ứng dị ứng mạnh, mang tính chất toàn cơ thể. Điển hình như người bị côn trùng cắn gặp tình trạng nổi mề đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, khó thở và sốc phản vệ là nặng nhất.

Biểu hiện của sốc phản vệ là mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt, chân tay lạnh, ra mồ hôi nhiều. Nếu không được cấp cứu nhanh chóng, kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Liên hệ đơn bị cho thuê xe cứu thương để được cấp kịp thời.

Triệu chứng khi bị côn trùng không độc cắn

Trường hợp bị côn trùng không độc cắn hoặc đốt thường sẽ gây ra ít triệu chứng hơn. Tuy nhiên, tình trạng ngứa lại cao hơn. Tại các vết côn trùng cắn, đốt có thể xuất hiện màu đỏ hoặc nốt phỏng rộp. Chỗ da bị đốt này dễ bị vỡ, tạo nên vết thương hở, có thể gây nhiễm trùng và sẽ lâu lành. Một số côn trùng cắn, đốt truyền bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết,…sang cho người.

Cách sơ cứu khi bị côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn, đốt, việc sơ cứu ngay sau đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp làm giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, và giảm các diễn biến nặng về sau. Đồng thời làm tránh được những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người.

Để xử lý đúng cách khi bị côn trùng cắn, đốt, ta cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Bình tĩnh, nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra bằng nhíp hoặc kim nếu có ngòi cắm vào

Bước 2: Rửa vết thương chỗ bị côn trùng cắn, đốt bằng nước sạch và xà phòng. Lưu ý: rửa nhẹ nhàng để làm giảm nồng độ độc tố, chất tiết của côn trùng.

Bước 3: Nếu vết cắn, đốt bị đau và sưng nề nhiều thì có thể tiến hành chườm đá để giảm đau và sưng.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị côn trùng cắn

Cách xử lý khi bị côn trùng cắn bằng thuốc

Dưới đây cách xử lý cụ thể khi bị côn trùng cắn, đốt bằng việc dùng thuốc.

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ là cách điều trị hiệu quả khi bị côn trùng tấn công. Một số loại thuốc bôi tại chỗ phổ biến ở trên thị trường như là: Phenergan, Mentholatum Remos IB,…

Sử dụng thuốc toàn thân

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc toàn thân khi bị côn trùng cắn hoặc đốt.

Một số loại thuốc thường dùng cho người bị côn trùng tấn công:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen
  • Thuốc kháng sinh: Cephalosporin, Metronidazol…
  • Thuốc chống dị ứng: Kháng histamin H2
  • Thuốc chống viêm: Corticoid
  • Thuốc giảm phù nề: Alpha chymotrypsin

Phòng ngừa khi bị côn trùng cắn

Để ngăn ngừa côn trùng cắn hoặc đốt, mọi người nên phòng tránh bằng một số biện pháp cơ bản như sau:

  • Phá bỏ hoặc rời tổ ong ra xa nơi nhà mình đang ở.
  • Tránh để các ổ nước, vũng nước ứ đọng sẽ thu hút muỗi.
  • Mang nón, tất, găng tay khi đi vào nơi có nguy cơ cao bị côn trùng cắn, đốt.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng ở những chỗ nhiều cây, kênh mương gần nhà ở.
  • Kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở vật nuôi trong gia đình.
  • Không đi chân trần ra khỏi nhà vào buổi tối, nhất là ở khu vực nông thôn để tránh bị rắn độc cắn.
  • Mắc cửa lưới cho cửa sổ, cửa ra vào để ngăn côn trùng xâm nhập.
  • Tránh sử dụng nước hoa và mặc quần áo sáng màu để giảm nguy cơ bị ong chích.
  • Kiểm soát mùi hôi của rác thải vì đó là nơi có thể thu hút nhiều côn trùng.
  • Nếu có tiền sử dị ứng côn trùng đốt, cắn nghiêm trọng, bạn nên mang hộp sơ cứu chống dị ứng có thuốc kháng Histamin, Epinephrine.
  • Bạn có thể cân nhắc tiêm ngừa dị ứng để giảm bớt sự nhạy cảm với độc của nọc côn trùng.

Hướng dẫn cách phòng ngừa khi bị côn trùng cắn

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ cách sơ cứu khi bị côn trùng cắn và các thông tin liên quan. Hy vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức và phòng ngừa được côn trùng cắn, đốt. Để được hỗ trợ nhanh nhất trong các trường hợp cấp cứu khẩn cấp, các bạn có thể liên hệ với công ty Cấp Cứu Vàng – Đơn vị cho thuê xe cứu thương uy tín, nhanh chóng.