Telemedicine là gì? Bước tiến của y học thế giới

Trong vài thập kỉ vừa qua, cuộc cách mạng tin học diễn ra đã làm thay đổi một cách sâu rộng diện mạo xã hội loài người. Hình thành nhiều khái niệm mới trong y học, điển hình có Telemedicine. Vậy Telemedicine là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!

Telemedicine là gì?

Telemedicine là từ ghép bắt nguồn từ “tele” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “từ xa” và “medicine” trong tiếng Latin nghĩa là mederi – điều trị”. Khái niệm Telemedicine lần đầu được dùng vào năm 1970 nhằm mô tả cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe này có thể gồm cả việc chuẩn đoán và điều trị, tư vấn, cung cấp thuốc men, bảo hiểm y tế, nghiên cứu, giảng dạy,…

Hãy tưởng tượng, chỉ cần nháy chuột, một bác sĩ đang ngồi trong phòng làm việc của mình đã có trong tay đầy đủ các thông tin về bệnh sử, kết quả thăm khám cho một bệnh nhân cách đó hàng ngàn cây số. Đó chính là một ứng dụng của telemedicine.

Telemedicine là gì

Việc kết nối mạng các trung tâm y tế giúp tăng cường khả năng khai thác tài nguyên chung trong lĩnh vực y tế: chuyên gia, thiết bị, dữ liệu,…Từ đó, hình thành khả năng chuẩn đoán hình ảnh từ xa, tư vấn, hội chuẩn từ xa,…

Các hệ thống mạng y tế thường phân thành một số loại: Hệ quản lý thông tin bệnh viện dùng để quản lý mảng thông tin tổng quát trong đơn vị y tế như tài chính, nhân sự, thông tin bệnh nhân nội, ngoại trú,…Bệnh án điện tử tịch hợp đầy đủ những thông tin như: Xquang, kết quả xét nghiệm, các phiếu chẩn đoán chức năng, liệu trình điều trị, cộng hưởng từ,…sẽ được quản lý bằng cơ sở dữ liệu, có khả năng tra cứu nhanh và chia sẻ tài nguyên, phục vụ công tác điều trị và hỗ trợ nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng, tác dụng của thuốc,…

Mạng HIS là công cụ tối ưu hóa hệ thống, tăng hiệu quả, giảm chi phí đồng thời hỗ trợ việc kiểm soát địa bàn, dự phòng có hiệu quả.

Hệ thống thông tin và lưu trữ hình ảnh xử lý, lưu trữ, khai thác hình ảnh, âm thanh, cơ sở dữ liệu, truyền hình ảnh động cùng các dữ liệu khác từ các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh như CT scanner, siêu âm, Xquang,…Xquang từ xa, khám chữa bệnh từ xa, bệnh học, chăm sóc sức khỏe tại nhà,…là những lĩnh vực ứng dụng nhiều nhất của PACS.

Các mạng PACS và HIS của các cơ sở y tế, khi được nối liên mạng dựa trên công nghệ đường truyền tốc độ cao sẽ tạo ra liên kết theo chuyên ngành hoặc vùng địa lý, xóa bỏ hạn chế về mặt không gian. Telemedicine sở hữu tính ưu việt là chuyển tải thông tin nhanh, hỗ trợ điều trị bằng phương pháp mới nhất tại tuyến y tế cơ sở.

Sử dụng Telemedicine, bệnh nhân có thể được tư vấn bởi các chuyên gia đầu ngành và có thể giữ liên hệ thường xuyên với trung tâm y tế nhờ các thiết bị công nghệ thông tin.

Các lợi ích mang lại từ giải pháp Telemedicine

Telemedicine là phương pháp chữa bệnh từ xa, xóa đi rào cản về mặt địa lý và mang lại nhiều lợi ích cho cả bác sỹ và bệnh nhân:

Nâng cao chuyên môn và tiết kiệm thời gian cho bác sỹ: Thông qua kết nối mạng, đội ngũ nhân viên y tế ở tuyến trên và tuyến dưới có thể trao đổi thông tin người bệnh để có chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Tối giản chi phí di chuyển và tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề: Dễ dàng và nhanh chóng trong việc lưu trữ, truy xuất dữ liệu bệnh án tại bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

Lợi ích mang lại từ giải pháp telemedicine

Ở nước ta, trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid 19, mọi hoạt động đều được ra đề nghị hạn chế tụ tập đông người, chữa bệnh tại tuyến dưới, không chuyển người bệnh lên tuyến trên trong trường hợp bệnh tuyến dưới điều trị được. Những hoạt động này cần có hoạt động thăm khám, chuẩn đoán và điều trị từ xa trợ giúp. Việc thực hiện Đề án chính là tạo ra mạng lưới y tế không còn giới hạn giữa các tuyến. Các mạng lưới này được hỗ trợ chuyên môn như nhau.

Telmedicine tại Việt Nam: Thành công và những khó khăn

Một hội thảo quốc tế năm 2004 về khám và điều trị từ xa được tổ chức tại Công viên phần mềm Quang Trung. Các chuyên gia Việt Nam và Mỹ đã thảo luận và trao đổi nhiều ý kiến trong lĩnh vực phát triển Telemedicine trên thế giới và tại Việt Nam.

Đến nay, giải pháp Telemedicine đã có những bước phát triển mới. Telemedicine đã được ứng dụng trong dự án “Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức” được Nhà nước và Bộ Y tế phê duyệt từ năm 2003 – 2007.

Qua cầu truyền hình trực tiếp, ngày 5/5/2005, bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) đã trực tiếp thực hiện thành công một ca phẫu thuật dưới sự tư vấn chuyên môn của các chuyên gia tại bệnh viện Việt Đức.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam với Telemedicine

Giải pháp kỹ thuật Telemedicine cho cầu truyền hình này dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng mạng và truyền dẫn của VNPT. VNPT cũng sử dụng các phương thức truyền dẫn khác nhau như phương thức truyền dẫn cap quang.

Nhờ vào Telemedicine, việc chẩn đoán và điều trị với ý kiến của các chuyên gia đầu ngành sẽ tiết kiệm thời gian hơn, tạo cơ hội nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế địa phương. Với các bệnh viện tuyến trung ương, đây là giải pháp hữu hiệu cho việc giảm tải bệnh nhân.

Ngày 27/2/2006, các chuyên gia của Viện tim mạch Việt Nam đã thực hiện cầu truyền hình trực tuyến với Singapore trong cuộc phẫu thuật can thiệp tim mạch. Về mặt kỹ thuật, cầu truyền hình được kết nối quốc tế thông qua kênh vệ tinh của Công ty viễn thông quốc tế VTI.

Bộ Quốc phòng có Dự án “Y học từ xa” đang triển khai tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 và Quân y viện 175. Mỗi bệnh viện đều thiết lập một mạng LAN kết nối 2 máy chuẩn đoán hình ảnh chủ yếu là siêu âm và CT. Sử dụng 3 máy tính bình thường làm 3 trạm làm việc: 1 ở máy siêu âm, 1 ở máy CT và 1 ở phòng giao ban.

Các trạm làm việc vừa xem hình, vừa thực hiện các chức năng hậu xử lý. Hình ảnh chuyễn trên mạng theo nghi thức TCP/ IP, chuẩn DICOM. Toàn bộ hình ảnh cần thiết cho chẩn đoán thông qua một máy chủ truyền thông có thể chuyển từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 vào Quân y viện 175 và ngược lại.

Nhiều công ty, đơn vị tại Việt Nam đang xây dựng các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực chăm sóc y tế. Các kỹ sư phát triền phần mềm SaigonTech đang dần hoàn tất hệ thống thông tin và lưu trữ hình ảnh PACS. Hệ thống PACS đã được xây dựng trên kiến trúc 3 lớp với các thành phần mạng, thử nghiệm và phát triển. Bên cạnh đó, SaigonTech đang thiết kế Bệnh án điện tử cho giải pháp bệnh viện điện tử. Các chuyên gia tại cpt-medical.com nhận định rằng những thành công của việc ứng dụng telemedicine tại Việt Nam mới chỉ là bước đầu, còn rất nhiều khó khăn phía trước bởi hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam còn thấp và chưa đồng bộ.

Hiện chỉ có 34% đơn vị trong ngành y tế có mạng cục bộ LAN, 27% đơn vị có máy chủ và 1/3 số đó là máy chủ đáp ứng nhu cầu. Đa số các đơn vị đều thiếu máy trạm và thiết bị ngoại vi.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ CNTT chuyên ngành y tế là tự đào tạo. Việc chưa có khoản chi riêng cho công nghệ thông tin trong mục lục ngân sách Nhà nước cũng gây ra không ít khó khăn cho việc thu hút cán bộ thông tin cho ngành y tế. Chúng ta hiện chưa có tiêu chuẩn thống nhất về quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật về CNTT và truyền thông trong lĩnh vực y tế.

Telemedicine sẽ là một bước tiến mới của y học thế giới, giúp cải thiện khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho tất cả bệnh nhân, xóa bỏ khoảng cách địa lý. Hi vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu được telemedicine là gì cũng như mang lại những kiến thức bổ ích dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết sau của chúng tôi nữa nhé!