Tester trở thành xu hướng lựa chọn của rất nhiều người ấp ủ đam mê chinh phục công nghệ lập trình. Mức lương cũng như chế độ đãi ngộ dành cho một tester hiện nay là vô cùng hấp dẫn, cùng với đó là cơ hội việc làm mở rộng khi ngành công nghệ ngày càng phát triển lên một tầm cao mới.
Bạn thực sự là người muốn khởi nghiệp từ vị trí kiểm thử? Vậy thì hãy dành chút thời gian quý báu để cùng lắng nghe Lucidplot chia sẻ những kinh nghiệm vàng dưới đây để trở thành một tester giỏi nhé.
Tổng quan về Tester
Tester là khái niệm để chỉ những người làm công tác kiểm thử phần mềm, là ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ và phát triển phần mềm.
Nhiệm vụ của một tester là sử dụng kỹ thuật chuyên dụng để thử nghiệm, kiểm tra, tìm kiếm lỗi về phần mềm, sau đó báo lại cho nhóm phát triển sản phẩm. Các người kiểm thử mang sứ mệnh đảm bảo chất lượng sản phẩm được hoàn hảo nhất tước khi đến tay khách hàng.
Công việc chính của một tester có thể chia thành nhiều nhánh khác nhau, trong đó vị trí phổ biến nhất vẫn là Automation, Manual Tester và Security test. Tùy vào công việc của công ty mà các tester có vai trò tham gia sâu như thế nào vào dự án:
- Manual testing: Với những người mới bắt đầu vào nghề thì Manual testing là lựa chọn chủ yếu. Công việc này không đòi hỏi người kiểm thử phải trang bị nhiều kiến thức về lập trình, chủ yếu là nắm vững định nghĩa, các kỹ thuật test manual nhưng phải có được tư duy tìm kiếm lỗi nhanh nhạy.
- Automation testing: Automation testing là công việc thích hợp với những người đang làm developer nhưng muốn chuyển sang tester. Công việc chính là viết code để thực hiện kiểm tra tự động. Không cần phải trang bị sâu những kiến thức test manual nhưng lại phải hiểu về automation tools & frameworks. Công việc đòi hỏi họ phải làm việc được với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau tùy theo yêu cầu dự án.
- Security test: Đây là một công việc quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của ứng dụng mới tạo ra. Khả năng của nó là kiểm tra những dữ liệu cần được bảo mật tuyệt đối có được thực thi hay không. Khi này, tester sẽ giống như một hacker, sử dụng kiến thức nghiệp vụ để khai thác những lỗ hổng hệ thống, qua đó phát hiện được lỗi bảo mật và báo lại bên làm ứng dụng.
Tester mang lại lợi ích gì đối với doanh nghiệp?
Với vai trò là người kiểm thử, tester luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm, mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích thiết thực như:
Mang lại hiệu quả về chi phí
Kiểm thử phần mềm sẽ giúp rà soát tất cả lỗi còn sót trước khi giao sản phẩm đến cho khách hàng nhằm tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Bởi khi sản phẩm đã phát hành ra mà sản phẩm gặp vấn đề với người dùng cuối thì công ty cần phải thu hồi lại và sửa chữa.
Điều này vừa mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc, chi phí phát sinh lớn. Các tester sẽ đảm bảo mọi thứ thật chu toàn, tránh được việc thu hồi sửa chữa.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn hảo
Sự hài lòng của khách hàng và uy tín của công ty luôn nằm ở chất lượng của sản phẩm. Các tester có nhiệm vụ kiểm tra chắc chắn sản phẩm không có bất cứ lỗi nào, đảm bảo sự hoạt động trơn tru của các ứng dụng cho đến khi không còn báo lỗi. Có như vậy mới mang lại chất lượng sản phẩm tốt cho người dùng cuối.
Đảm bảo tính bảo mật cao
Quá trình kiểm thử các lỗi của phần mềm, bao gồm vấn đề bảo mật chắc chắn sẽ mang đến sự yên tâm và tin tưởng từ phía khách hàng đối với uy tín của công ty. Khách hàng sẽ ủng hộ doanh nghiệp bằng cách sử dụng sản phẩm dài lâu qua thời gian.
Để trở thành một người kiểm thử cần phải trang bị những kỹ năng nào?
Học tester để thành công không phải một sớm một chiều là có được kiến thức trong tầm tay. Những công việc liên quan đến công nghệ lập trình sẽ có khá nhiều chông gai và thử thách đối với người học. Để trở thành một tester giỏi, bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng sau:
Kỹ năng phân tích chi tiết
Kỹ năng phân tích là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của ngành kiểm thử phần mềm. Muốn là một tester giỏi, bạn cần có được kỹ năng phân tích thật sâu – rộng, có thể nhìn nhận được vấn đề cần phân tích từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.
Muốn vậy thì người học phải trang bị cho mình hiểu biết về lĩnh vực đó, tìm ra điểm mấu chốt, dự đoán được mọi vấn đề có khả năng ẩn nhiều bug…Thậm chí, các tester cần có kỹ năng phân tích tốt hơn cả những dev + BA mới có thể phản biện tài liệu đặc tả cũng như bắt lỗi được dev.
Học kiến thức về lập trình
Bất cứ lĩnh vực nào liên quan đến công nghệ cũng luôn cần có kiến thức về lập trình, tester cũng không ngoại lệ. Việc hiểu biết lập trình chính là lợi thế lớn dành cho bạn, giúp bạn tìm hiểu những kiến thức căn bản về SQL, HTML, CSS…một cách nhanh chóng và dễ dàng.
>>> Xem thêm: Front end là gì? Lập trình viên Front end cần những kỹ năng gì?
Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Một tester giỏi luôn là người sở hữu một kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả. Bởi công việc của tester không thể làm việc độc lập, họ phải làm việc nhóm với nhiều dự án khác nhau.
Kỹ năng giao tiếp tốt mang đến khả năng chuyển tiếp thông tin, cung cấp báo cáo về khâu đã kiểm tra rõ ràng, rành mạch. Giúp cho mọi phòng ban trong công ty có thể hiểu ý tưởng của bạn và triển khai công việc kịp thời.
Học kiến thức chung về Tester
Kiểm thử phần mềm đòi hỏi người học phải chuẩn bị tốt cho mình các kiến thức chung, đặc biệt là kiến thức về máy tính, kiến thức về tin học văn phòng, internet, cài đặt phần mềm.
Bên cạnh đó còn phải nắm những kiến thức về testing, nắm các thuật ngữ, quy trình test, quy trình phát triển phần mềm…Có như vậy thì quá trình kiểm thử sẽ không gặp nhiều khó khăn, công việc luôn đảm bảo thuận lợi.
Học các kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là kỹ năng chuyên sâu cần thiết mà một người kiểm thử cần phải trang bị kỹ lưỡng. Công việc của tester là phải thường xuyên giao tiếp, trao đổi, làm việc với các Dev và BA hoặc thậm chí là phải trao đổi trực tiếp với khách hàng của mình.
Chính vì thế khi nắm vững kỹ năng mềm, bạn sẽ biết cách lập luận để bảo vệ các quan điểm của mình, thuyết phục mọi người nghe theo ý kiến của bạn, chứng minh được tại sao nên bắt bug này, tại sao ý kiến của bạn là đúng và cần phải làm theo…Nếu kỹ năng mềm của bạn không cứng, bạn có thể sẽ bị bẻ ngược lại ý kiến mà không thể thuyết phục người khác.
Học tính kiên trì, tỉ mỉ
Nghề kiểm thử phần mềm không chỉ phức tạp, đôi khi còn phải làm một việc lặp đi lặp lại khá nhiều lần, test cho đến khi phần mềm hoạt động ổn định mới thôi. Nếu không có tính kiên trì, bạn rất dễ chán nản với công việc tester của mình, bạn dễ bỏ cuộc chỉ trong thời gian ngắn.
Đặc biệt, tính tỉ mỉ luôn cần phải có đối với nghề test để đảm bảo mọi tính năng được kiểm tra kỹ, không có lỗi. Bạn phải đi được hết vào các ngõ ngách của sản phẩm, kiểm tra từ UI, nghiệp vụ, thậm chí rà soát cả lỗi chấm phẩy, lỗi viết hoa…
Tester cần trang bị kỹ năng làm việc nhóm
Nghề tester phần mềm luôn tiếp xúc với nhiều thành viên trong công ty, bạn là cầu nối giữa nhà phát triển và nhà sử dụng phần mềm. Trang bị kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với mọi người, nhất là các developer, giúp họ hoàn thiện phần mềm, còn khách hàng của công ty sẽ an tâm hơn về sản phẩm.
>>> Xem thêm: Devops là gì? Những kiến thức cần học để trở thành Devops Engineer
Với thời đại công nghệ số lên ngôi, tester luôn là ngành nghề có sức hút lớn nhất với số lượng người theo học đông đảo. Bạn có thể trở thành một trong những nhà kiểm thử phần mềm giỏi, chuyên nghiệp nếu biết học hỏi, nỗ lực trau dồi những kỹ năng cần thiết cùng một kế hoạch chi tiết.
Hy vọng với bài viết tổng quan kiến thức để trở thành một tester chi tiết trên đây sẽ hỗ trợ bạn một phần trên con đường chinh phục công nghệ lập trình đầy tiềm năng.