Kỹ thuật trồng hoa hồng trong nhà kính và cách chăm sóc

Nếu có dịp đến Đà Lạt, chắc hẳn mọi người sẽ được chiêm ngưỡng những khu vực canh tác hoa hồng rộng lớn nằm bên trong nhà kính. Hoa hồng trồng trong nhà kính sẽ cho bông to, mùi hương đặc trưng và giá trị kinh tế cao. Bài viết này Lucidplot sẽ chia sẻ cho mọi người kỹ thuật trồng hoa hồng trong nhà kính, cách chăm sóc hoa tốt nhất.

Ưu điểm của trồng hoa hồng trong nhà kính

Ưu điểm của trồng hoa hồng trong nhà kính

Hoa hồng là lọai cây yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc, nhất là vào mùa đông. Loại hoa này thường được trồng thành các chậu, luống và cần đảm bảo được sự thoát nước tốt. Hoa hồng cần nhiều ánh nắng mặt trời, trung bình mỗi ngày cây cần nhận ánh sáng trong 8 tiếng. Vì thế nên nhà kính sẽ đảm bảo được những điều kiện tốt nhất cho loài hoa này sinh trưởng, phát triển tốt. Những ưu điểm nổi bật của hoa hồng khi được trồng trong nhà kính là:

  • Nhà kính có khả năng lấy ánh sáng tốt nên cung cấp đủ lượng ánh sáng cần thiết cho hoa hồng
  • Trong những tháng có ít ánh nắng, người trồng có thể lắp đặt thêm hệ sống chiếu sáng trong nhà kính để giúp cho hoa hồng quang hợp đầy đủ.
  • Hoa hồng trồng trong nhà kính được che chắn mưa gió nên tránh được việc bị đọng nước trên lá, các căn bệnh về nấm.
  • Hoa hồng được bảo vệ tốt trước những điều kiện thời tiết xấu như: gió lớn, mưa đá, sương muối.
  • Cây được cung cấp một lượng nước vừa đủ, không có nhiều hoặc quá ít nước.
  • Hạn chế các loại bụi bẩn, sâu bệnh từ bên ngoài
  • Hoa hồng sinh trưởng và phát triển cực kỳ tốt, đem lại cho người trồng những lứa hoa đẹp, có giá trị chất lượng cao.

Kỹ thuật trồng hoa hồng trong nhà kính

Kỹ thuật trồng hoa hồng trong nhà kính

Vì đây là loại hoa tương đối khó trồng, đòi hỏi cần có sự đầu tư về chi phí, thời gian và kỹ thuật chăm sóc đúng đắn. Để đạt hiệu quả cao khi trồng hoa hồng, mọi người cần tuân thủ theo kỹ thuật dưới đây.

Lựa chọn giống hoa hồng phù hợp

Hoa hồng có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ thích hợp với khí hậu của từng vùng, miền. Chính vì thế nên việc lựa chọn hoa hồng phù hợp để trồng sẽ tránh được các loại bệnh trên cây, đem lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, một số giống hoa hồng có khả năng kháng bệnh tự nhiên nên sẽ dễ dàng chăm sóc hơn.

Duy trì mức nhiệt thích hợp

Nhiệt độ thích hợp cho hoa hồng dao động trong khoảng 21 tới 26 độ C, có thể giảm bớt vào ban đêm. Khi nhiệt độ xuống thấp, người trồng có thể sử dụng thêm rơm, rạ cùng các loại mùn cưa hoặc lá vụn trộn cùng với phân bón để phủ lên trên bề mặt đất trồng hoa. Điều này vừa giúp giữ nhiệt tốt cho cây  trong những ngày trời lạnh, lại cung cấp cho nó thêm chất dinh dưỡng.

Duy trì mức nhiệt thích hợp là điều vô cùng quan trọng đối với việc trồng hoa hồng. Lý do bởi vì nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian ra hoa của cây, chất lượng hoa khi thu hoạch. Bên cạnh đó, yếu tố nhiệt độ cũng có ảnh hưởng tới sức khỏe của hoa hồng, khả năng chịu đựng của nó khi bị các mầm bệnh tấn công.

Cần tưới nước và bón phân đầy đủ cho hoa hồng

Cần tưới nước và bón phân đầy đủ cho hoa hồng

Đảm bảo cung cấp cho cây một lượng nước thích hợp, không được để cho phần đất trồng hoa hồng quá khô hoặc quá ướt. Lượng nước tưới cho cây sẽ được thay đổi, phụ thuộc vào thời tiết tại khu vực trồng cây. Vào những ngày thời tiết khô thì nên tưới nước cho cây nhiều hơn những ngày mát mẻ.

Trong quá trình tưới nước, lưu ý chỉ tưới vào phần thân và gốc cây, không được tưới vào phần lá. Tưới vào lá sẽ khiến cho nước bị ứ đọng lại đó, tạo điều kiện cho các bệnh về nấm xuất hiện trên thân, lá hoa hồng.

Thường xuyên tỉa cành

Thường xuyên tỉa cành

Cần tỉa cành hoa hồng tại những khu vực có dấu hiệu bị nấm bệnh hoặc những cành cây mọc chìa ra bên ngoài, gây ảnh hưởng tới những cây xung quanh. Không những thế, cây hoa hồng có ít cành, lá sẽ cho ra bông to, đẹp hơn rất nhiều. Vì vậy, kỹ thuật tỉa cành cũng cần được quan tâm, tỉa cành sẽ giúp chúng ta dễ dành phát hiện ra những nguy cơ mầm bệnh hơn.

Theo dõi quá trình phát triển của hoa hồng

Hoa hồng rất dễ nhạy cảm với các thay đổi bất thường, vì vậy nên bạn cần phải theo dõi những yếu tố có ảnh hưởng tới cây để kịp thời điều chỉnh. Mặc dù trồng hoa hồng trong nhà kính nhưng sâu hại và mầm bệnh vẫn có thể tấn công. Việc phát hiện những cây hoa bị sâu bệnh càng sớm sẽ càng dễ dàng kiểm soát.

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng đúng chuẩn

Chăm sóc để hoa hồng nở nhiều hoa nhất

Chăm sóc để hoa hồng nở nhiều hoa nhất

Để cây cho ra nhiều hoa, bông to thì sau 3-5 ngày trồng, hãy phun phân bón lá để bộ rễ của cây phát triển tốt, hoa cho ra có màu sắc sặc sỡ. Không nên tưới phân lên trên hoa, như vậy sẽ khiến cho hoa mau tàn.

Sau khi trồng hoa từ 10-15 ngày, thấy cây ra rễ và có lá non thì bón bổ sung phân hạt xung quanh gốc cây rồi lấy đất lấp lại. Hãy sử dụng thìa cà phê để định lượng đủ phân bón. Tránh làm ảnh hưởng tới phần rễ cây trong quá trình bón phân, phân không được gần với gốc cây. Bón phân xong thì tưới nước để giúp cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng có trong phân.

Thực hiện 1 lần bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ nhau theo định kỳ hàng tháng. Nếu như bạn muốn ngâm phân bón với nước để tưới cho hoa hồng thì ngâm theo tỷ lệ 1 thìa cà phê phân bón/ 4 lít nước. Nên tưới phân cho hoa hồng vào thời điểm sáng sớm hoặc lúc chiều mát. Tưới phân lên lá, thân và gốc của cây hoa hồng.

Cần ngắt bỏ những lá cây bị hư, đối với những bông hoa nở cũng cần cắt bỏ. Khi thấy cây hoa hồng cho ra nhánh mới có màu đỏ tía đậm, cành hoa mập mạp thì có nghĩa là cây được chăm sóc đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngược lại, nếu thấy nhánh hoa ốm yếu, cao vống len thì cần tăng cường thêm chất dinh dưỡng cho các nhánh sau.

Trị các loại sâu hại cho hoa hồng

Trị các loại sâu hại

Cần cung cấp đủ lượng nước cho hoa hồng để lá có thể quang hợp. Để cho cây thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ hút chích, làm cho cây suy yếu và chết dần. Trong trường hợp lá cây nhợt màu, vàng úa rồi rụng thì cần bổ sung thêm nước, phân bón lá và vitamin cho cây.

Nếu cây hoa hồng xuất hiện những chấm trắng nằm ở dưới mặt lá hoặc gần ngọn thì đã bị rệp sáp, cần tiêu diệt các đốm trắng, ngắt bỏ lá bị rệp bám để không lan ra những cây khác. Cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc bao bọc vườn hoa hồng bằng lưới chống côn trùng nếu diện tích canh tác hoa hồng rộng lớn, nên lựa chọn loại thuốc an toàn cho môi trường và sức khỏe.

Bên cạnh đó cần lựa chọn những địa chỉ bán lưới và các vật liệu nông nghiệp uy tín để đảm bảo quá trình chăm sóc hoa hồng được tốt nhất.

Một số bệnh thường gặp ở cây hoa hồng như:

  • Bệnh phấn trắng: Bạn sẽ thấy xuất hiện vết có dạng bột phấn màu trắng, xám trên lá non, lá bánh tẻ và cổ hoa hồng. Chúng phát triển rất nhanh khiến cho lá hoa hồng bị biến dạng, phần thân khô, cho ra ít nụ, cây không nở hoa, thậm chí bị chết.
  • Bệnh đốm đen trên lá: Những vết bệnh này xuất hiện trên lá cây, có hình tròn, ở giữa vết là màu xám nhạt, xung quanh là màu đen. Bệnh đốm đen thường phá hoại những lá bánh tẻ của cây hoa hồng, nó có ở cả hai mặt của lá, làm cho lá vàng và bị rụng hàng loạt.
  • Bệnh gỉ sắt: Các vết này có dạng chấm nổi màu gỉ sắt hoặc màu da cam. Bệnh gỉ sắt thường hình thành ở mặt dưới của lá. Nó khiến cho lá khô cháy và dễ dụng, cho ra hoa nhỏ, thân cây còi cọc.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đúng cách trong nhà kính đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết. Hi vọng những những kiến thức trên sẽ giúp cho người trồng hoa hồng dễ dàng nắm bắt được tình hình phát triển của cây, có biện pháp ngăn chặn kịp thời các loại bệnh. Chúc các chủ vườn thu được những bông hoa to, rực rỡ, đạt được lợi nhuận cao.