Việc áp dụng các mô hình Marketing hiệu quả là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường một cách vững chắc. Nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê 10 mô hình Marketing phổ biến mà các doanh nghiệp đang áp dụng.
Thế nào là mô hình Marketing?
Mô hình Marketing là các công cụ được sử dụng bởi các doanh nghiệp và nhà tiếp thị. Mục đích là nghiên cứu tổng quan và xác định các yếu tố bên trong. Chẳng hạn như điểm yếu, điểm mạnh về nhân sự, sản phẩm, địa lý, dịch vụ, tổ chức,… Và yếu tố bên ngoài như thị trường, cơ hội, thách thức, đối thủ cạnh tranh, luật pháp, chính trị,…
Có thể xem các mô hình Marketing như một sơ đồ giúp doanh nghiệp tìm ra nhiều hướng đi và tìm thấy hướng đi nhanh, ít trắc trở nhất. Quan trọng là sơ đồ phải được xây dựng đúng cách.
Vai trò của các mô hình Marketing
Mô hình Marketing có vai trò quan trọng trong việc:
- Mô hình tiếp thị giúp nhà tiếp thị/ quảng cáo xác định rõ chiến lược Marketing phù hợp từng sản phẩm/dịch vụ và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
- Quyết định các phân khúc thị trường, giúp nhà kinh doanh dễ dàng xác định được phương hướng, từ đó đề ra mục tiêu phát triển sản phẩm doanh nghiệp.
- Dự đoán ảnh hưởng của các hoạt động Marketing đối với người tiêu dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng thấu hiểu khách hàng, đưa ra các chiến lược phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Đưa ra các dự đoán về doanh thu trong tương lai. Giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra kế hoạch và quyết định tài chính chính xác ngân sách cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Bật mí các mô hình Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiếp về top 10 mô hình Marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp hiện nay.
Mô hình 4P trong Marketing
Đây là một hình thức nghiên cứu Marketing truyền thống và phổ biến nhất với các chuyên gia trong lĩnh vực này. Bản thân mô hình 4P là cơ sở cho hầu hết các chiến lược Marketing. Với bốn yếu tố chủ chốt bao gồm: Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Xúc tiến hỗn hợp.
Các phòng ban Marketing thường sẽ áp dụng mô hình này tùy thuộc vào tình hình thực tế của thị trường. Điều này nhằm tạo ra phản hồi tốt nhất từ khách hàng, thông qua việc tối ưu hóa sự kết hợp của 4 yếu tố trên.
Ngoài ra, mô hình chiến lược 4P cũng là một trong những kiểu nghiên cứu cơ bản nhất lĩnh vực Marketing. Nó giúp bạn dễ dàng chọn đúng sản phẩm, kênh phân phối, giá cả và tiếp thị. Nhờ đó doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời tăng trưởng hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng nhất.
Mô hình SAVE
Như đã đề cập ở trên, mô hình 4P đã tồn tại qua hàng thế kỷ. Bao gồm bốn yếu tố quan trọng là: Giá, Sản phẩm, Địa điểm và Quảng cáo. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên số và công nghệ, mô hình 4P đã không còn phù hợp với thực tiễn.
Thay vào đó, mô hình Marketing SAVE đã ra đời. Ban đầu mô hình này được thiết kế để xác định lại định nghĩa của 4P và tập trung vào thị trường B2B. Tuy nhiên, sau khi phân tích kỹ hơn, mô hình SAVE lại phù hợp với tất cả các mô hình doanh nghiệp. Đặc biệt thích hợp cho các phương tiện truyền thông xã hội.
Mô hình SAVE bao gồm bốn thành phần quan trọng là Giải pháp, Thâm nhập, Giá trị và Giáo dục. Trong đó, Thâm nhập và Giáo dục đang là 2 yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất trong kỷ nguyên số.
Mô hình chiến lược 7P
Đây là dạng Marketing Mix 4P kết hợp với 3 yếu tố mới được bổ sung. Từ đó mô hình Marketing Mix 7P ra đời. Bao gồm những nhân tố: Sản phẩm, Giá, Phân phối, Quy trình, Con người, Triết lý.
Để thực hiện chiến lược này một cách hiệu quả nhất, thì marketer cần phải tương tác và kết hợp tất cả các yếu tố một cách nhịp nhàng. Đồng thời tạo nên tác động tích cực đến quá trình bán hàng và mua hàng.
Nếu muốn lập kế hoạch Marketing Mix 7P một cách thành công, bạn cần phải nghiên cứu các yếu tố liên quan từ yêu cầu của thị trường. Đồng thời phục vụ cho các phân khúc khách hàng cụ thể.
Mô hình 4C trong Marketing
Khi thảo luận về Marketing, không thể không nhắc đến Marketing Mix (hay còn được gọi là Marketing Hỗn hợp tại một số nơi). Thông thường, Marketing Mix luôn gắn liền với 4P truyền thống.
Tuy nhiên, các chuyên gia Marketing hiện nay đề xuất khái niệm 4C và ghép các C này với các P tương ứng. Điều này nhằm mục đích nhấn mạnh sự quan tâm đến khách hàng trong quá trình hoạch định chiến lược tiếp thị.
Mô hình Marketing 3C
Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp phải tập trung vào tiếp thị và điều chỉnh các thông điệp truyền thông. Nhờ đó họ mới có thể nổi bật hơn so với hàng nghìn đối thủ khác. Trong trường hợp này, nguyên tắc 3C có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích.
Chuỗi 3C là một mô hình quan trọng, gồm các nguyên tắc giúp bạn tạo ra nội dung và truyền tải thông điệp phù hợp nhất đến khách hàng. Ba chữ cái C trong mô hình này chính là: Customer Centric (khách hàng là trọng tâm), Crisp (ngắn gọn) và Consistent (nhất quán).
Mô hình SWOT
SWOT là viết tắt của các từ tiếng Anh: Strength (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đồng thời SWOT được sử dụng như một mô hình phân tích kinh doanh phổ biến cho các doanh nghiệp.
Mô hình SWOT giúp xác định vị thế và hướng đi của tổ chức, công ty. Hoặc đánh giá các đề xuất kinh doanh và ý tưởng liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. SWOT cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ phân tích chiến lược và định hướng. Bên cạnh đó còn giúp rà soát và đánh giá vị trí của công ty hay dự án kinh doanh.
Mô hình Marketing 9P
Đây là mô hình cốt lõi của mọi tổ chức trên toàn thế giới. Với khả năng ứng biến liên tục, mô hình chiến lược 9P giúp các doanh nghiệp tăng trưởng và thành công hơn. Đặc biệt là trong thời điểm lĩnh vực kinh doanh đang ngày càng phức tạp và cạnh tranh khốc liệt.
Nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng tốt các thách thức kinh doanh trong mô hình 9P. Thì chắc chắn sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh đáng kể.
Mô hình PESTEL
Mô hình phân tích PESTLE là một công cụ chiến lược vô cùng hữu ích. Nó giúp chúng ta hiểu được sự phát triển hay suy giảm của thị trường. Đồng thời xác định chính xác vị trí kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó PESTEL tập trung chủ yếu vào 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, công nghệ, môi trường và pháp lý.
Mô hình SMART
SMART được sử dụng để thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp, từ hoạt động kinh doanh, quản lý bán hàng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp. Có thể nói đây là một mô hình rất hữu ích cho những nhà tiếp thị muốn xác định một lộ trình phát triển rõ ràng nhất.
Theo đó mô hình Marketing SMART được xây dựng trên 5 tiêu chí cụ thể là: Đặc thù, Đo lường được, Có thể đạt được, Liên quan và Thời gian xác định.
Mô hình phễu Marketing
Phương pháp tiếp thị dựa trên phễu, hay còn gọi là phễu marketing. Mô hình này tập trung vào khách hàng và người tiêu dùng. Đồng thời chọn lọc ra các nhóm đối tượng tiềm năng để tăng cường sự quan tâm và đẩy mạnh quá trình mua sắm sản phẩm/dịch vụ.
Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn của phễu, sẽ có một số khách hàng bỏ qua và không chuyển đổi sang giai đoạn tiếp theo. Trong lý thuyết, tỷ lệ chuyển đổi có thể được ước tính cụ thể, nhưng thực tế sẽ không đạt được con số đó. Thường thì, tỷ lệ chuyển đổi sẽ giảm dần theo từng giai đoạn.
Sở dĩ có tên gọi là mô hình phễu vì nó hoạt động giống như một cái phễu. Gồm những giai đoạn chuyển đổi khách hàng từ hành trình đầu tiên đến quyết định mua sản phẩm cuối cùng. Các giai đoạn này là: nhận biết sản phẩm – xem xét – thích – mua – trung thành. Nếu khách hàng hài lòng với sản phẩm, họ có thể truyền bá hoặc chia sẻ sản phẩm đó với người khác.
Bài viết trên đã tổng hợp các mô hình Marketing dành cho doanh nghiệp. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho những người làm Marketing đang thực hiện nhiệm vụ nâng cao vị trí của doanh nghiệp.
>> Tham khảo thêm: Digital Marketing là gì? Kiến thức cơ bản và một số chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp