Thời đại của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư bùng nổ , đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực trên toàn cầu. Nếu như trước đây công nghiệp lần thứ 1 là phát minh ra máy hơi nước, lần thứ 2 là máy phát điện, lần thứ 3 thuộc về điện tử thì lần thứ 4 này được gọi là cuộc cách mạng số. Thông qua các thiết bị nền tảng công nghệ , con người dần chuyển hoá stoàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Năm 2013 đánh dấu cột mốc cho thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được ra đời tại Đức, mở đường cho các ngành nghề có từng bước chuyển mình phát triển , trong đó bao gồm cả nông nghiệp công nghệ cao – nông nghiệp 4.0.
Nông nghiệp 4.0 là gì ?
Khái niệm
Đối với Việt Nam, thuật ngữ Nông nghiệp 4.0 hay còn gọi là Nông nghiệp thông minh hoặc Nông nghiệp số đã dần trở nên quen thuộc. Trong tiếng Anh, cụm từ này được gọi là Agriculture 4.0 hay Digital agriculture.
Nông nghiệm 4.0 là việc ứng dụng các thành tựu hiện đại của công nghiệp 4.0 như Internet, công nghệ nano, công nghệ robot, công nghệ sinh học, công nghệ chiếu sáng,…vào quy trình sao cho giảm thiểu công sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh xuống mức thấp nhất, đảm bảo an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ tất cả quy trình sản xuất – chế biến- tiêu thụ.
Sự đổi mới này tập trung chính chủ yếu vào quá trình sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá vượt trội. Khác biệt so với Nông nghiệp công nghệ cao đó là tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại thì Nông nghiệp 4.0 hiểm nôm na đó là thay đổi cách thức quản lí nông nghiệp.
Theo https://halan.net/ , ngành Nông nghiệp 4.0 sẽ là lá cờ đầu tiên phong cho những hoạt động sản xuất chuẩn xác, chặt chẽ mà con người không cần thiết phải có mặt trực tiếp.
Tính đến thời điểm này thì tại Việt Nam không khó để có thể bắt gặp những nhà nông ứng dụng thiết bị cảm biết nhằm số hoá các yếu tố : như nước ,độ ẩm, phân, ánh sáng và chuyển đổi nó vào các thiết bị điện tử có kết nối Internet như máy tính, điện thoại. Vì thế họ tự do đi bất cứ đâu mà vẫn nắm rõ tình hình nông trại.
Đặc trưng
Điểm đặc trưng của nông nghiệp 4.0 chính là số hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh từ nông trại đến khâu chế biến , chiến lược marketing, tiêu dùng thông qua hệ thống thiết bị và tập trung quản lý dữ liệu tại một ứng dụng quản lý công việc duy nhất.
Kết hợp các hệ thống điều hành và tác nghiệp tập trung, sự tự động hoá và thông minh kết hợp giữa công nghệ vật lý, công nghệ sinh học , và công nghệ điều động vận hành đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đạt giá trị hiệu quả và bền vững.
Ưu điểm
- Sản xuất ra các nông sản với chất lượng tuyệt hảo , năng suất cao, ngay cả trong những điều kiện không thuận lợi
- Tạo điều kiện làm việc cho người lao động tốt hơn, thông qua hệ thống kết nối di động, dù ngồi ở nhà nhưng người nông vẫn có thể biết rõ được tiến độ lô thửa cây trồng trên đồng ruộng và từng ô chuồng, từng con gia sức để đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời và hiệu quả.
Những lợi ích khi ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Những lợi ích và khó khăn khi ứng dụng “Nông nghiệp công nghệ cao”.
Lợi ích
- Áp dụng hình thức công nghệ cao vào nông nghiệp cho phép bạn tạo ra được những nông sản đạt giá trị hiệu suất cao, chất lượng tốt, an toàn và tươi sạch. Người tiêu dùng có thể tiếp cận đến những nguồn sản phẩm sạch, chất lượng đảm bảo cùng với giá thành phải chăng.
- Ngoài ra, nền nông nghiệp công nghệ cao còn được tích hợp nhiều tính năng ứng dụng như cơ giới hoá cáo khâu trong quá trình sản xuất đến khi thu hoạch, sơ chế và bảo quản nông sản. Tích hợp công nghệ thông tin trong quy trình quản lý sản xuất nông lâm thuỷ sản như theo dõi quá trình sinh trưởng, giám sát, điều tiết, dự báo giúp nâng cao chất lượng tối đa.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong quy trình chọn giống, tạo giống cây trồng , vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất cao, chống chịu tốt, giảm thiểu thiệt hại.
- Bên cạnh những lợi ích kể trên, việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn mang lại những thành quản doanh thu và giá trị kinh tế tăng trưởng, nguồn thu nhập cao và ổn định.
Khó khăn
- Khi ứng dụng công nghệ cao, nhiều địa phương, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn
- Vốn đầu tư : Để áp dụng đạt hiệu quả tốt nhất, cần một nguồn vốn đầu tư rất lớn cho mảng công nghệ, thời gian nghiên cứu, vườn trồng cây. Theo như tính toán sơ bộ, ước tính khoảng 400 triệu đồng để có thể đầu nhà mảng trồng dưa lưới với hệ thống tưới tiêu đạt tiêu chuẩn hay cần đến khoảng 1,5 tỷ đồng đế đầu tư về mảng sản xuất rau xà lách,…Chung quy, một nguồn vốn đầu tư lớn cộng với thời gian xoay vòng vốn tương đối lâu cũng là “chướng ngại vật” khiến cho nhiều doanh nghiệp còn e dè.
- Cơ chế pháp lý về đất đai như giấy tờ sở hữu đất chưa có những bước rõ ràng cũng là rào cản cho các doanh nghiệp không dám mạnh dạn đầu tư. Vì thế, nhà nước cần đưa ra những biện pháp, chính sách hỗ trợ cũng như điều luật để kiểm soát nhằm tạo điều kiện cho họ có thể an tâm bắt tay làm ăn lâu dài.
Nông nghiệp công nghệ cao được ứng dụng triển khai mạnh mẽ ở nhiều vùng trên nước ta mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau quả, hoa, bò sữa, tôm,…điển hình tại các tỉnh như Lâm Đồng, Nghệ An, Kiên Giang,…
Lợi thế khi sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Những ưu điểm của nông nghiệp công nghệ cao hiện nay đã giúp cho ngành nông nghiệp thế giới có những bước tiến phát triển vượt bậc. Nếu như trước kia, công nghệ 4.0 chỉ có thể dùng trong chế biến thực phẩm thì bây giờ có thể dễ dàng nhận thấy trên những cánh đồng, công nghệ đã dần trở nên quen thuộc và phổ biến hơn trong nông nghiệp.
Chúng giúp cây trồng được phát triển trong điều kiện tốt nhất, cho ra quả đều và đẹp, chống lại sự khắc nghiệp của thời tiết , cũng như năng suất tăng lên gấp bội. Nông nghiệp công nghệ cao quả thật là một phát minh vĩ đại của thế giới.
Nông nghiệp công nghệ cao tạo ra lượng sản phẩm lớn, đảm bảo chất lượng tốt, tăng năng suất và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Việc ứng dụng công nghệ cao giúp nhà sản xuất tiết kiệm tối đa các chi phí như nước, các loại phân bón hữu cơ, phân npk, thuốc bảo vệ thực vật và nhờ thế mà luôn đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường. Chính vì những ưu thế nổi bật như vậy, mà cũng dễ hiểu khi nông nghiệp công nghệ cao đang dần trở thành hình mẫu cho nền nông nghiệp của thế kỉ XXI.
Nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp nông dân chủ động trong kế hoạch sản xuất, giảm sự lệ thuộc tuỳ theo thời tiết và khí hậu, khắc phục được mùa vụ nghiệt ngã mà nhờ đó quy mô sản xuất cũng được mở rộng. Ứng dụng hiệu quả hiệu ứng nhà kính để tái tạo nên môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp.
Kết luận :
Với tiêu chí đẩy mạnh nông nghiệp thực sự trở thành là một thế mạnh của Việt Nam mà bất kì một đối thủ nào cũng phải “gờm” trong bối cảnh văn hoá hội nhập,nâng tầm thương hiệu và đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế .
Cần phải tiến hành tập trung đầu tư mạnh mẽ và bài bản cho công cuộc sản xuất nông nghiệp 4.0, mở rộng và tăng quy mô phát triển hơn nữa ở những khu , vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo và hỗ trợ người nông dân trong quá trình sản xuất với sự đồng hành của mối liên kết chặt chẽ từ 4 nhà : Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và Nhà nông . Đây chắc chắn sẽ là hướng đi đột phá mang lại nguồn kinh tế hiệu quả cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời đại đổi mới.