QA QC là gì? So sánh những đặc điểm của QA và QC

Trong thời hiện đại ngày nay đã có nhiều sự phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, điều đó được minh chứng bằng cách có một số thuật ngữ đã ra đời. Hai trọng số những thuật ngữ nhiều người thắc mắc đó là hai từ QA và QC , đặc biệt là điểm giống và khác nhau.

Bản chất của hai thuật ngữ này mang lại những ý nghĩa khác nhau như thế nào, mọi người có thể phân biệt nếu tìm hiểu thông qua bài viết của Lucidplot nhé.

QA là gì?

Nhiều người lần đầu nghe đến cụm từ này chắc chắn sẽ có sự thắc mắc và khó hiểu. Đơn giản mà nói thì QA là từ được viết tắt bởi cụm từ Quality Assurance. Đây được xem là loại công việc của một Tester sẽ đưa ra sự đảm bảo chất lượng và thường được các doanh nghiệp nhắc đến khá nhiều. Cùng tìm hiểu về QA thông qua một số phương diện cụ thể sau.

sự khác biệt giữa định nghĩa qa và qc

Công việc của nhân viên QA

Thực tế là công việc được xuất hiện xuyên suốt trong các hoạt động liên quan đến nghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất,.. nên lĩnh vực về QA đã không còn xa lạ. Nhận định đúng nhất chính là QA có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận hành sản xuất của bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào. Cụ thể nhiệm vụ là:

  • Công việc chính đó là xây dựng và khai thác những tiêu chuẩn một cách hợp lý nhất để đưa vào áp dụng cho ngành sản xuất.
  • Sau đó chính là có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra được chính sách triển khai hợp lý để đảm bảo được chất lượng đầu ra.
  • Những hoạt động này cần thiết phải triển khai định kỳ và kiểm tra chất lượng thường xuyên để tránh những lỗi phạm không đáng có.
  • QA nên có sự kết hợp với QC để cùng giám sát và kiểm định cho chặt chẽ. 
  • Với những thông tin kiểm định sẽ được thiết lập cụ thể để báo cáo, thống kê chuẩn xác.
  • Những tài liệu hướng dẫn điều hành phải được xây dựng để phù hợp và tham gia đào tạo đúng tiêu chuẩn. Từ đó mà sản phẩm thực tế sẽ đạt chất lượng cao nhất với yêu cầu đặt ra.
  • QA sẽ góp mặt và tham gia thảo luận về những vấn đề liên quan đến giải pháp, kiểm định, để đảm bảo mọi khâu sản xuất đều đạt chuẩn.

Kỹ năng yêu cầu cho QA

Mỗi một bộ phận được thành lập đều có yêu cầu khắt khe về kỹ năng để đạt hiệu quả tối ưu cho một đội nhóm hoạt động bảo vệ chất lượng sản phẩm đầu ra. QA sẽ phải đáp ứng được các nhu cầu sau mới đáp ứng được nhu cầu:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Đặc thù nghề nghiệp của cả QA và QC bắt buộc mọi người phải có chuyên môn này mới có thể tồn tại trên thị trường. Điều này không phải kết quả của việc đào tạo mà mỗi nhân viên cần luyện tập rèn luyện kỹ năng văn bản và  lời nói.
  • Kỹ năng phân tích số liệu: Khi một nhân viên hội tụ được kỹ năng này sẽ có nhiều bước đột phá trong công việc. Cụ thể chính là nhanh chóng tìm ra lỗi hay vấn đề trong sản xuất một cách kịp thời.
  • Kỹ năng tư duy logic: Đây là một loại kỹ năng sẽ giúp ích khi nhân viên có thể linh hoạt xử lý các tình huống một cách phù hợp nhất.
  • Có kiến thức rộng và hệ thống được phần mềm chuyên môn: Điều này là một ưu điểm giúp bạn có khả năng trở thành IT trong QA.
  • Kỹ năng xử lý vấn đề: Chính là có thể đưa ra giải pháp tốt nhất và nhanh nhất cho các tình huống bất ngờ.
  • Kỹ năng cẩn trọng và tỉ mỉ: Điều này khá phù hợp với các chuyên viên QA để mọi rủi ro trong hoạt động sản xuất được hạn chế ở mức tuyệt đối.
  • Biết cách quản lý thời gian: nhân viên phải biết thích ứng và đáp ứng tốt điều kiện trên để hoàn thành công việc đúng thời hạn.

QC là gì?

Mọi người có thể hiểu nghĩa của QC là từ viết gọn để chỉ về Quality Control. Nhiệm vụ chính muốn nói đến chính là kiểm soát chất lượng. Đây được xem là quá trình kiểm định sản phẩm lần cuối cùng trước khi cung cấp chúng ra thị trường.

Sự khác biệt duy nhất giữa QA và QC đó chính là chỉ làm việc kiểm định bước cuối mà không tham dự vào bất cứ quá trình nào để tạo ra sản phẩm.

qc khác gì qa

Công việc của nhân viên QC

Xét trong từng lĩnh vực khác nhau mọi người có thể thấy rằng QC đảm nhiệm nhiều loại công việc khác nhau. Nhưng một số nhiệm vụ sau sẽ là điểm chung cho mọi loại công việc đa phương diện:

  • Nhân viên QC sẽ thực hiện những đánh giá về chất lượng sản phẩm trước khi thực sự đưa ra trên thị trường. Điều đó bào gồm cả những nguyên liệu thô trong quy trình đầu vào.
  • Thực hiện kiểm tra, đối chiếu với kế hoạch và tiêu chuẩn đưa ra để có sự nhận xét chính xác nhất.
  • Khi phát hiện ra vấn đề phải chủ động xử lý và kiểm soát chất lượng.
  • Trong quá trình kiểm tra mọi thứ phải chuẩn bị tài liệu báo cáo chi tiết và cả hồ sơ hoạt động.
  • Cuối cùng chính là hỗ trợ nhau và đưa ra những đề xuất, phương án tốt nhất để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm.

Kỹ năng yêu cầu dành cho QC

Có một điều rõ ràng là mỗi công việc đều có yêu cầu những kỹ năng khác nhau vì điều này sẽ đáp ứng được tốt nhất lượng công việc được giao. Để có thể phát triển mạnh trong lĩnh vực này thì mọi người cần đảm bảo có đủ kỹ năng sau:

  • Kỹ năng code: Vì QC sẽ làm việc và liên quan nhiều đến hoạt động Automation, đây là kỹ năng cần thiết để một người có thể hoàn thành được công việc của QC.
  • Kỹ năng giám sát: Điều này hỗ trợ cho việc nhân viên có thể nắm bắt vấn đề kịp thời và có cái nhìn cụ thể hơn về mọi thứ.
  • Kỹ năng xử lý sự cố: Khi bạn sở hữu khả năng này thì rất nhiều công ty có lĩnh vực chọn lựa vì mọi thứ đều có thể chủ động.
  • Kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ tốt: Điều này đòi hỏi phải đáp ứng cho cả tốt văn bản và lời nói để có thể truyền đạt thông tin một cách chuẩn xác. Có ngoại ngữ thì cơ hội nghề nghiệp của mọi người sẽ tăng lên rất nhiều lần.
  • Sự cẩn thận và tỉ mỉ trong cách làm việc: Điều này rất cần để một nhân viên QC có thể tìm ra được lỗi sai của sản phẩm một cách kịp thời trước khi đưa ra sản phẩm cuối.

kỹ năng của quality control

So sánh những đặc điểm của QA và QC

Mọi người khi mới chỉ đọc qua thì rất khó để phân biệt giữa QA và QC, thậm chí nhầm lẫn về mọi hoạt động sử dụng. Trên thực tế chúng hoàn toàn là hai công việc và khái niệm khác nhau, mọi người có thể phân biệt như sau:

  • QA được tạo ra là để đảm bảo về mặt chất lượng suốt cả quá trình sản xuất một dòng sản phẩm cụ thể cho đến khi sản phẩm được bán ra. QC sẽ kiểm soát về mặt chất lượng trong khâu sản xuất cuối và đưa ra kết quả cuối cùng.
  • Mục đích công việc QA được hình thành chính là ngăn các lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất. Và định hướng sẽ thiên về quá trình hơn. QC được tạo ra với mục đích phát hiện lỗi và sửa chữa hoàn thiện, thiên về định hướng sản phẩm nhiều hơn.
  • Quy trình của QA thường được thực hiện khá rộng nhưng QC lại hẹp hơn.
  • Công việc của QA là thiết lập quá trình, chiến lược, và kế hoạch cụ thể để tạo ra được tiêu chuẩn cần thiết cho cả quá trình. Còn QC chính là dựa trên những tiêu chuẩn đó để kiểm tra chất lượng, từ đó có cách sữa chữa nếu phát hiện vấn đề.
  • Công việc QA đảm nhận là một quá trình xuyên suốt còn QC chỉ là một khâu cuối của sản xuất.
  • Chung quy là QA sẽ là phòng ngừa và đưa ra biện pháp một cách chủ động. Còn QC sẽ là kiểm tra, khắc phục và xử lý nhanh chóng nhất có thể.

so sánh qa và qc

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã tìm ra được điểm khác biệt rõ ràng của QA và QC để có những nhận định đúng đắn nhất. Từ đó mà mọi người có nhu cầu về ngành nghề, công việc liên quan đến QA và QC  thì có thể chủ động hơn trong công tác chuẩn bị trước sẽ hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Devops Là Gì? Những Kiến Thức Cần Học Để Trở Thành Devops Engineer