Dầm console là kết cấu có khả năng chịu lực và nâng đỡ rất lớn nên thường được ứng dụng trong xây dựng nhà ở, cầu đường,… Mặc dù dầm console không còn là khái niệm xa lạ với những người trong ngành xây dựng, tuy nhiên nó vẫn là cái tên còn khá mới lạ với những người ngoài ngành. Bài viết này, Lucidplot sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về dầm console và cách bố trí dầm phù hợp trong công trình nhà xưởng.
Dầm console (công xôn) là gì?
Dầm console là kết cấu dạng thanh ngang với một đầu cố định- một đầu tự do. Để đảm bảo cho độ an toàn và độ cứng của kết cấu thì dầm thường có 2 nhịp, có thể hiểu đơn giản là thêm 1 dầm liền kề để kết hợp thành 1 dầm liên tục. Thông thường, đối với dầm console nhỏ, nhịp sẽ giới hạn từ 2-3m. Tuy nhiên, nhịp có thể được tăng lên bằng cách sử dụng kết cấu thép hoặc kết cấu dự ứng lực.
Dầm console được làm bằng gỗ hoặc kim loại vì chúng có độ bền cao và chịu được lực uốn do tác động của những tải trọng vuông góc với trục. Nhờ những đặc điểm trên, dầm console được sử dụng với công năng chính là đỡ ban công, mái đua,… tăng thêm phần diện tích sử dụng và tạo không gian thông thoáng cho khu vực bên dưới công trình.
Ưu điểm
- Tăng tốc độ thi công công trình nhà xưởng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Tạo ra một không gian rộng rãi cho bên dưới công trình giúp cho việc di chuyển và lắp đặt thi công thuận lợi hơn.
- Dễ dàng thay thế cho một phần hoặc toàn bộ cột chống ván khuôn theo phương thẳng đứng.
Xem thêm: Supplier là gì? Tiêu chí chọn một Supplier chất lượng trong chuỗi cung ứng
Nhược điểm
- Gây khó khăn trong việc tính toán và thiết kế, đòi hỏi các kỹ sư công trình phải có kiến thức chuyên môn cao.
- Chiều dài dầm cố định và không thể thay đổi trong khi mỗi công trình lại cần sự chống đỡ khác nhau nên khi tạo ra các bản vẽ chi tiết để thi công rất khó chỉnh sửa hoặc thay đổi kết cấu, hình dáng hay hàn, cắt dầm.
Cách tính độ võng của dầm console
Việc tính toán về độ võng của dầm console đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo an toàn cho công trình. Dưới đây là bảng công thức tính độ võng của dầm console chuẩn:
Dầm console rất phổ biến trong những mẫu nhà phố bởi, nhà xưởng, giúp giải quyết được các vấn đề hạn chế về mặt không gian của công trình và tạo không gian thoáng mát hơn.
Xem thêm: Những rủi ro khi mua hàng trên Alibaba mà bạn nên biết
Cách bố trí dầm console trong xây dựng
Dưới đây là 3 nguyên tắc mà bạn cần biết khi bố trí dầm console trong các công trình xây dựng:
- Lên bản vẽ chi tiết được căn cứ theo các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tính khoa học và độ khả thi theo thực tế trước khi bố trí dầm.
- Dầm console phải được cố định chắc chắn vào tường hoặc giá để tăng khả năng chịu của dầm.
- Đảm bảo khả năng chịu lực theo cả chiều dọc và nghiêng của cốt thép sau khi thực hiện uốn và cắt bỏ phần dư thừa.
Chọn đường kính cốt thép
Nên chọn dầm sàn chịu lực trong khoảng từ 12 – 25mm và dầm chính không vượt quá 32mm, tránh chọn cốt dầm có đường kính vượt quá 1/10 chiều rộng.
Bố trí lớp chịu lực
Độ dày của lớp bảo vệ C luôn lớn hơn so với đường kính cốt thép và giá trị Co theo công thức:
Thông số của cốt thép chịu lực
Độ dày của bản và tường:
- Từ 100mm trở xuống Co = 10mm (15mm)
- Từ 100mm trở lên thì Co = 15mm (20mm)
Chiều cao của dầm và sườn:
- Nhỏ hơn 250mm thì Co = 15mm (20mm)
- Từ 250mm trở lên thì Co = 20mm (25mm)
Cốt thép cấu tạo, cốt thép đai
- Nhỏ hơn 250mm thì Co = 10mm (15mm)
- Từ 250mm trở lên thì Co = 15mm (20mm)
Khoảng cách giữa các đầu mép dầm
Khoảng cách giữa các đầu mép dầm hay còn gọi là độ hở khi bố trí dầm console được tính từ mép của hai cốt thép gần nhất phải lớn hơn đường kính của nó và trị số to. Trong đó, trị số to được quy định như sau:
- Phần dưới: to = 25mm.
- Phần trên: to = 30mm.
Lưu ý:
- Bỏ qua hai hàng cuối cùng, trị số to sẽ bằng 50mm khi đặt hai thanh ngang song song với nhau.
- Trong điều kiện không gian thi công nhỏ hẹp thì khoảng cách giữa 2 cốt thép bằng 0.
- Nếu nhiều hàng, cốt thép ở hàng trên và hàng dưới phải được lắp đặt tách biệt với nhau.
Điểm giao nhau của hai dầm
Cốt thép giữa dầm phụ và dầm chính theo chiều dọc được đặt vuông góc với nhau, trong đó, dầm chính thường sẽ được đặt ở dưới dầm sàn. Bạn cần chú ý bố trí một cách khoa học bởi chúng sẽ rất dễ vướng vào nhau nếu không được sắp xếp hợp lý.
Trên đây là một số thông tin về dầm console và cách bố trí dầm console phù hợp cho công trình. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về dầm console và thực hiện bố trí dầm một cách tối ưu hơn khi thiết kế công trình nhà xưởng. Ngoài ra, để triển khai dầm console cho nhà xưởng của bạn, hãy tìm những công ty xây dựng công trình uy tín để được hỗ trợ nhanh nhất, Công ty xây dựng Nam Trung là một đơn vị bạn nên tham khảo cho nhu cầu của mình. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà thép, nhà xưởng,… Chắc chắn sẽ bố trí dầm console hợp lý trong công trình nhà xưởng của bạn.