Supplier là gì? Ý nghĩa của Supplier trong chuỗi cung ứng

Supplier là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động bán lẻ. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm Supplier và có ý nghĩa của nó như thế nào trong chuỗi cung ứng. Bài viết này của Lucidplot sẽ giải đáp cho bạn supplier là gì cũng như cung cấp những thông tin hữu ích về supplier trong chuỗi cung ứng bạn nhé!

Supplier là gì?

Khái niệm của Supplier
Khái niệm của Supplier

Supplier là gì? Supplier hay còn được gọi là nhà cung cấp hoặc nhà cung ứng là một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nào đó chuyên cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho các đối tượng khác trên thị trường.

Ví dụ như một nhà máy chuyên sản xuất quần áo mua các nguyên liệu để sản xuất quần áo từ các nhà cung cấp. Những nhà cung cấp này có thể cung cấp vải, chỉ khâu,… và họ đều được gọi là Supplier của đơn vị sản xuất quần áo kia.

Cách phân biệt Vendor và Supplier

Cách nhận biết giữa Vendor và Supplier
Cách nhận biết giữa Vendor và Supplier

Cả hai cụm từ này khi dịch sang Tiếng Việt đều có nghĩa là nhà cung cấp hay nhà phân phối và đóng vai trò trung gian trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trong một cộng đoạn quản trị chuỗi cung cấp thì vai trò của Supplier và Vendor lại hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ Supplier là gì và Vendor là gì thông qua bài viết sau.

Theo đó, sơ đồ cơ bản của công đoạn chuỗi cung cấp sẽ gồm: Supplier -> Manufacturer (Nhà chế tạo) -> Distributor (Nhà phân phối) -> Vendor -> Customer.

Supplier thực chất là đơn vị phân phối nguyên vật liệu, thành phẩm hoặc một dịch vụ nào đó cho các công ty, doanh nghiệp khác. Trong khi đó Vendor lại là đơn vị bán thành phẩm hoặc dịch vụ với một mức giá rõ ràng cho khách hàng.

Về chỗ đứng trong chuỗi cung ứng thì Supplier xếp vị trí đầu tiên còn Vendor lại đứng cuối cùng. Bên cạnh đó, mục tiêu của nhân tố này là phục vụ cho việc sản xu7ất hàng hóa còn Vendor lại là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.

Xem thêm: Top 5 trang web order hàng Trung Quốc

Đặc điểm cơ bản của Supplier

Đặc điểm chi tiết cơ bản của Supplier
Đặc điểm chi tiết cơ bản của Supplier

Sau khi biết được Supplier là gì tiếp đến chúng ta cần biết Supplier có vai trò quan trọng như thế nào. Supplier đóng vai trò là đơn vị hình thành những thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp, đó có thể là nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc cũng như các giải pháp kinh tế tài chính,… Và các thị trường cung cấp khác nhau sẽ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với những mức độ khác nhau.

Đặc biệt, khi những thị trường này mang tính cạnh tranh, cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền còn có thể tác động đến hoạt động mua sắm và dự trữ cũng như tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp.

Xem thêm: Top 9 phần mềm điểm danh online miễn phí dành cho học sinh, sinh viên

Những tiêu chuẩn cần có của một Supplier?

Những tiêu chuẩn cơ bản cần đáp ứng
Những tiêu chuẩn cơ bản cần đáp ứng

Sự uy tín

Điều nâng cao danh tiếng cho một Supplier là gì, đó chính là sự uy tín. Uy tín luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có, nhất là đối với các Supplier. Khi lựa chọn nhà cung cấp, thông thường các doanh nghiệp đều sẽ ưu tiên lựa chọn những đơn vị có uy tín cao.

Để đánh giá mức độ uy tín của một nhà cung cấp, ta có thể xem xét những khía cạnh như tham khảo feedback của những doanh nghiệp, khách hàng đã từng hợp tác với nhà cung cấp đó. Ngoài ra, sự uy tín còn dựa trên tiêu chí minh bạch, rõ ràng của đơn vị như phương thức, địa chỉ liên hệ rõ ràng, có giấy phép hoạt động cũng như luôn có hợp đồng làm việc cụ thể.

Dịch vụ khách hàng

Nếu đã rõ Supplier là gì chắc hẳn bạn  cũng biết được dịch vụ khách hàng chính là tiêu chí vô cùng quan trọng góp phần quyết định đến mối quan hệ hợp tác của các bên. Chỉ khi Supplier có thể đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng thì mới có thể ký kết các hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Những dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp mà bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi chọn như:

  • Chính sách về một số dịch vụ khách hàng
  • Thời gian giao hàng như cam kết
  • Thời gian giao hàng khẩn cấp
  • Số lượng hàng hóa, dịch vụ tối đa và tối thiểu mà nhà cung cấp có thể cung ứng
  • Quy trình triển khai đơn hàng cho các cửa hàng
  • Chính sách hỗ trợ cửa hàng trong những trường hợp khẩn cấp
  • Chính sách giải quyết những khiếu nại, thắc mắc về hàng hóa hay dịch vụ
  • Chính sách bảo mật thông tin cho mỗi khách hàng

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Khi nói đến tiêu chí đánh giá độ uy tín của một đơn vị cung ứng thì chất lượng của sản phẩm và dịch vụ cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu. Trước khi chọn nhà cung cấp, bạn cần phải nắm rõ về chất lượng nguyên vật liệu cũng như các tiêu chuẩn chất lượng của loại hàng hóa mà các nhà cung cấp bắt buộc phải tuân thủ.

Tùy theo từng đơn vị cung ứng cũng như yêu cầu của khách hàng mà sẽ có những cách đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, nhưng về cơ bản họ vẫn sẽ đánh giá thông qua một số tiêu chí như:

  • Chức năng sản phẩm, dịch vụ đó
  • Tính năng của sản phẩm/dịch vụ
  • Xác suất bị hỏng hóc của sản phẩm
  • Độ bền của sản phẩm và dịch vụ
  • Khả năng vận hành và bảo hành
  • Tính thẩm mỹ
  • Ngoài ra, đối với những nhà cung cấp lớn thì khách hàng càng có thêm nhiều tiêu chí đánh giá khắt khe hơn như nguồn gốc và chất lượng của các nguyên vật liệu, chứng nhận đạt tiêu chuẩn chung của quốc tế về chất lượng nguyên vật liệu,…

Giá cả, chi phí khác

Gía cả và các khoản chi phí khác cũng là tiêu chí không thể thiếu trong danh sách những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp. Tiêu chí này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua của khách hàng cũng như lợi nhuận của bạn.

Theo kinh nghiệm chia sẻ từ công ty Giang Huy thì đối với tiêu chí này hai bên nhất định phải trao đổi rõ ràng, tránh những hiểu lầm không đáng có. Đồng thời các bên cũng cần thống nhất về các điều khoản liên quan đến chi phí trong hợp đồng như thời hạn cọc, số tiền cọc, thời hạn thanh toán,…

Tính lâu dài và bền vững

Để củng cố thêm lợi thế cạnh tranh cho cửa hàng của mình thì bạn cũng cần quan tâm đến mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với các nhà cung cấp. Bởi lẽ nhờ có mối quan hệ này thì quá trình vận hành của cửa hàng sẽ ổn định hơn, tránh việc phải tốn thời gian, công sức và chi phí để tìm kiếm nhà cung cấp mới.

Ngoài ra, khi hai bên hợp tác lâu dài thì bạn có thể nhận được những chiết khẩu ưu đãi hơn cho những đơn hàng tiếp theo. Từ đó góp phần giảm bớt một khoản chi phí đáng kể cho cửa hàng của mình.

Rủi ro tài chính

Tiêu chí cuối cùng để đánh giá Supplier là gì, đó chính là rủi ro về tài chính. Sự ổn định về mặt tài chính của nhà cung cấp sẽ quyết định đến độ đáng tin cậy của họ vì nếu như đơn vị này phát sinh những vấn đề rủi ro tài chính thì chắc chắn việc cung cấp hay cung ứng hàng hóa sẽ bị gián đoạn.

Tầm quan trọng của Supplier trong chuỗi cung ứng

Ý nghĩa của Supplier trong chuỗi cung ứng
Ý nghĩa của Supplier trong chuỗi cung ứng

Supplier đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như hỗ trợ tìm kiếm, lựa chọn nguyên liệu tốt hơn trong bối cảnh thị trường đã bắt đầu trở nên bão hòa.

Có thể thấy, dù Supplier không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng nếu như thiếu sự đóng góp của yếu tố này thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, họ sẽ không thể sản xuất và cung cấp sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn còn có thể gặp bất lợi nếu như có quá it nhà cung cấp có nguyên liệu hoặc sản phẩm mà bạn cần. Thậm chí bạn chỉ có thể hợp tác cùng một nhà cung ứng độc quyền duy nhất.

Không chỉ thế, nếu như nhà cung ứng đó ưu tiên cung ứng cho doanh nghiệp khác mà không phải là bạn thì đương nhiên bạn sẽ gặp bất lợi so với đối thủ. Vậy nên, để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất hay cứng ứng sản phẩm, dịch vụ của mình, bạn nên hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để khai thác một cách tốt nhất các sản phẩm của họ.

Đơn vị cung ứng hàng hóa Trung Quốc uy tín

Đơn vị cung ứng hàng hóa uy tín
Đơn vị cung ứng hàng hóa uy tín

Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày một tăng lên. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp chính là tìm được một nhà cung ứng hàng hóa uy tín, phù hợp để có thể phục vụ tốt nhất cho việc sản xuất hay cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Supplier trong toàn bộ chuỗi cung ứng mà chúng tôi đã thu thập được. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thể nắm rõ Supplier là gì và không còn nhầm lẫn giữa Supplier và Vendor nữa. Đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật các kiến thức hữu ích nhất trong kinh doanh.