CTR là gì? Tỷ lệ nhấp chuột bao nhiêu là tốt cho Website?

Với sự phát triển không ngừng của Internet, quảng cáo trực tuyến đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược Marketing của hầu hết các doanh nghiệp. Trong đó, chỉ số CTR sẽ giúp đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Vậy chỉ số CTR là gì và tỷ lệ nhấp chuột bao nhiêu là tối ưu cho website? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết sau!

CTR là gì?

CTR là viết tắt của Click-Through Rate, có nghĩa là tỷ lệ nhấp/click chuột. Đây là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả các chiến dịch quảng cáo. Đồng thời giúp đánh giá mức độ tương tác của khách hàng với Website của bạn.

  • Trong Google AdWords và Facebook Ads thì CTR là chỉ số đo lường tỷ lệ giữa số lần nhấp vào link quảng cáo so với số lần hiển thị quảng cáo đó.
  • Trong SEO, CTR là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tổng số lần hiển thị của đường link này.

Công thức tính tỷ lệ nhấp chuột:

Công thức tính tỷ lệ nhấp chuột

CTR được tính bằng cách lấy số lần nhấp chuột trên một liên kết chia cho số lần hiển thị liên kết đó rồi nhân với 100% để đưa ra tỷ lệ phần trăm.

Chỉ số CTR càng cao sẽ mang lại sự thành công cho quảng cáo PPC (Pay-per-click). Đồng thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm chất lượng cũng như chi phí mà bạn phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo.

Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?

Mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có chỉ số CTR khác nhau. Theo đó:

  • Trong AdWords, CTR trung bình là 1,91% đối với chiến dịch tìm kiếm và 0,35% cho hiển thị. Nhưng lý tưởng nhất là đạt từ 4 – 5% cho tìm kiếm hoặc 0,5 – 1% cho hiển thị.
  • Đối với Facebook, chỉ số CTR tốt là 0,9%.

Trên thực tế, hiệu quả của chiến dịch quảng cáo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bao gồm thời điểm SEO, chiến dịch SEO, tối ưu website, chiến dịch Marketing, thậm chí là từ khóa.

Chỉ số CTR tác động đến thứ hạng website như thế nào?

CTR tác động rất lớn đến thứ hạng quảng cáo trên các nền tảng như Google Ads hay Facebook Ads. Chỉ số CTR cao cho thấy quảng cáo của bạn hấp dẫn và tăng khả năng tương tác với người dùng. Thêm vào đó, việc có CTR cao sẽ giúp tăng xếp hạng của quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm. Từ đó giúp giảm chi phí cho những quảng cáo trả tiền trên các nền tảng.

Ngoài ra chỉ số nhấp chuột trong SEO cũng tác động đến vị trí thứ hạng của website bạn. Nó là tiêu chí để Google đánh giá và đưa ra quyết định xếp hạng trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Vì vậy muốn cải thiện vị thí xếp hạng, đòi hỏi các SEOer cần tối ưu nội dung chuẩn SEO, từ đó mới gia tăng được chỉ số CTR cho website.

Cách tối ưu tỷ lệ CTR hiệu quả

Chỉ số CTR phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề, mục đích quảng cáo, đối tượng khách hàng… Tuy nhiên, để tối ưu tỷ lệ này, bạn có thể làm theo các cách sau.

Tối ưu CTR trong SEO

Dưới đây là những tiêu chí quan trọng để tối ưu tỷ lệ CTR trong SEO mà các đơn vị dịch vụ SEO thường áp dụng. Nhằm giúp gia tăng hiển thị với khách hàng, đồng thời cải thiện vị trí thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm:

Tối ưu CTR trong SEO

Sử dụng các từ khóa phù hợp

  • Bạn cần chọn từ khóa chính phù hợp với nội dung bài viết và trang đích.
  • Sau đó, tiến hành tối ưu bài viết sao cho từ khóa chính chiếm từ 1 – 2% nội dung.
  • Tốt nhất từ khóa chính nên đặt ở những vị trí quan trọng như tiêu đề, mô tả, các thẻ heading… Điều này nhằm mục đích tăng khả năng xuất hiện của quảng cáo trên kết quả tìm kiếm.
  • Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng nhiều loại từ khóa đuôi dài, semantic keywords nhằm gia tăng tiếp cận khách hàng.

Tối ưu thẻ Title

Trong trang tìm kiếm, Meta title chìa khóa giúp người xem nhấp chuột vào liên kết, nó giúp dẫn dắt cảm xúc, thu hút, kích thích sự tò mò của người dùng. Tối ưu thẻ Title cần đảm bảo:

  • Title cần chứa từ khóa chính của bài viết
  • Cụm từ mô tả cảm xúc, có yêu tố bất ngờ nhằm thu hút người đọc
  • Title có từ chỉ số lượng có khả năng lên Top hơn
  • Độ dài của thẻ meta Title tốt nhất nên để từ 60 – 70 ký tự ( cả ký tự trắng)

>> Đọc thêm: SEO Title là gì? Cách viết thẻ tiêu đề chuẩn SEO Top 1 Google

Tối ưu Meta Description

  • Meta Description là đoạn mô tả ngắn gọn nội dung của bài biết. Độ dài lý tưởng chỉ nên viết khoảng từ 140 – 160 ký tự.
  • Đồng thời thẻ mô tả Description cần chứa từ khóa chính, từ khóa phụ.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể nhập đoạn mô tả này vào công cụ Yoast SEO trong WordPress để có thể kiểm soát được bản xem trước nội dung mà Google sẽ hiển thị.

Kiểm tra tỷ lệ CTR trên công cụ

Sử dụng công cụ Google Search Console để theo dõi và phân tích tỷ lệ CTR. Trước tiên, bạn truy cập vào Google Search Console rồi lấy dữ liệu phân tích từ Google. Tại đây, bạn có thể dễ dàng theo dõi các chỉ số cơ bản. Ví dụ như: số lần hiển thị, số lần nhấp chuột, thứ hạng từ khóa, chỉ số CTR… Căn cứ vào các yếu tố này, bạn tiến hành tối ưu CTR để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tối ưu tỷ lệ nhấp chuột trong quảng cáo

Tối ưu hình ảnh quảng cáo

Hình ảnh quảng cáo và tỷ lệ CTR có mối quan hệ chặt chẽ. Bởi hình ảnh quảng cáo là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của khách hàng. Kích thích họ truy cập vào quảng cáo đó.

Nếu hình ảnh hấp dẫn và phù hợp với nội dung quảng cáo, khách hàng sẽ có xu hướng click vào link đó để biết thêm thông tin. Điều này dẫn đến tăng tỷ lệ CTR. Vì vậy, khi thiết kế quảng cáo, bạn cần sử dụng hình ảnh quảng cáo chất lượng cao. Chúng phải thu hút khách hàng và phù hợp với nội dung quảng cáo.

Test A/B

Test A/B

Test A/B có thể được sử dụng để tối ưu hóa CTR. Bạn sẽ tiến hành so sánh hiệu quả giữa các biến thể khác nhau của tiêu đề quảng cáo, hình ảnh, văn bản mô tả hoặc trang đích đến. Bằng cách thay đổi các yếu tố này và kiểm tra hiệu quả của chúng, bạn có thể tìm ra yếu tố tốt nhất để tăng CTR và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo.

Tối ưu trang đích đến

Trang đích đến là trang mà người dùng được chuyển đến sau khi bấm vào link quảng cáo trên web. Chúng phải được thiết kế chuyên nghiệp và thú vị để thu hút khách hàng tiềm năng. Ngược lại, người dùng sẽ nhanh chóng thoát trang, không tiếp tục khám phá sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có thể làm giảm tỷ lệ CTR. Do đó, trang đích đến cần tối ưu để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm tỷ lệ thoát trang.

Theo dõi và cập nhật quảng cáo

Theo dõi tỷ lệ CTR của quảng cáo và cập nhật thường xuyên để cải thiện hiệu quả quảng cáo. Bạn có thể thay đổi các yếu tố như tiêu đề, meta… nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Lúc này, tỷ lệ CTR có thể tăng lên và chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ hiệu quả hơn.

Có phải lúc nào tỷ lệ CTR cao cũng tốt?

Có phải lúc nào tỷ lệ CTR cao cũng tốt?

Chỉ số CTR cao không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao. Có những trường hợp nó không đem lại lợi ích mà còn gây hại cho doanh nghiệp. Ví dụ:

  • Từ khóa sử dụng không phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Chiến dịch quảng cáo không tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng, nâng cao doanh số.

Tình huống trên có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Chi phí phải trả cho mỗi lần nhấp chuột là quá cao. Hoặc tuy có nhiều lượt nhấp chuột nhưng khả năng chuyển đổi của người dùng ít. Từ đó dẫn đến chi phí vượt ngưỡng trong khi hiệu quả lại không cao.
  • Quảng cáo không phù hợp với mục tiêu của chiến dịch, không liên kết với sản phẩm/dịch vụ.
  • Trả phí từ khóa quá cao vô tình không mang lại lợi nhuận khi chúng có chuyển đổi.
  • Nếu chỉ tập trung tối ưu CTR mà bỏ qua các yếu tố khác như độ chính xác của chiến dịch quảng cáo, nội dung của trang đích, trải nghiệm người dùng, thì CTR có thể tăng lên nhưng không mang lại kết quả tốt trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.

Do đó, cần xem xét tỷ lệ CTR với các yếu tố khác để đánh giá chính xác hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

CTR ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chiến dịch SEO Marketing & quảng cáo online của website. Do đó, hãy sử dụng các công cụ đo lường và phân tích để theo dõi chỉ số này. Đồng thời nâng cao chất lượng quảng cáo để đạt được những mục tiêu đề ra nhé!