Inbound marketing là một thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực Digital Marketing. Đây được coi là phương thức ưu tiên giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh, hỗ trợ thu thập dữ liệu và rút ngắn thời gian chốt đơn nhanh hơn. Nhưng thực sự inbound marketing cụ thể là gì? Nó hoạt động như thế nào? Cách sử dụng ra sao để tối đa hóa hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết về inbound marketing dưới đây nhé!
Giới thiệu – Inbound Marketing là gì?
Nếu đã và đang tiếp cận, làm việc trong lĩnh vực marketing thì hẳn bạn cũng hiểu về các hoạt động tiếp thị. Bạn cần tiến hành nhiều hoạt động từ tìm hiểu khách hàng bạn là ai? Họ cần gì? Làm sao để đáp ứng họ?,… Bạn tìm đủ cách (từ hội nghị, gửi mail, quảng cáo TV, báo, đài, blog, website, poster,…) để có thể gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn tới khách hàng, hăng say quảng bá mà không hề xem xét liệu họ có đọc, có hứng thú và lắng nghe hay không.
Tất cả những gì bạn đang làm bên trên chính là Outbound Marketing. Và chắc chắn rồi! Các kỹ thuật đó có thể sẽ đem tới cho bạn những thành công đáng ngờ trong giai đoạn đầu. Nhưng dần dần, theo thời gian chúng sẽ không còn đạt hiệu quả như vậy nữa. Nguyên nhân chủ yếu bởi:
- Khách hàng nhanh chóng chán nản với số lượng thông tin đồ sộ mà bạn áp đặt vào họ.
- Chi phí người dùng bỏ vào internet, tìm kiếm mua hàng hóa online ngày một tăng lên, và chúng thật sự rẻ và tiết kiệm thời gian hơn so với việc tới các buổi hội nghị, giới thiệu sản phẩm, trade show,…
Với những thay đổi như vậy, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là bạn sẽ điều chỉnh như thế nào đây? Inbound Marketing chính sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn trong bối cảnh nhu cầu và xu hướng tiêu dùng con người đang thay đổi mạnh mẽ như vậy.
Inbound marketing là chiến lược marketing tạo tương tác hai chiều, nhắm tới khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp những thông tin hữu ích thông qua nội dung chất lượng, tương tác trên mạng xã hội và sự tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm,…
Thuật ngữ ngày xuất hiện và được sử dụng đầu tiên bởi Hubspot vào năm 2005 – công ty chuyên kinh doanh và phát triển các sản phẩm phần mềm hỗ trợ marketing và bán hàng nổi tiếng của Mỹ. Việc áp dụng inbound marketing vào chiến lược kinh doanh của Hubspot cùng sự thành công của công ty này sau đó đã giúp inbound marketing trở thành một xu hướng marketing mới phát triển cho tới bây giờ.
Inbound Marketing hoạt động như thế nào?
Theo Hubspot mô tả, inbound marketing sẽ diễn ra trong 3 giai đoạn: Attract (thu hút) – Engage (Tiếp cận) – Delight (Làm hài lòng). Bởi vậy, muốn chiến lược Inbound Marketing đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp nhất quán từ nhiều kênh tiếp thị khác nhau ở trong từng giai đoạn.
Với Inbound Marketing, quá trình chuyển đổi từ người dùng có nhu cầu thành khách hàng được diễn ra một cách tự nguyện. Không có tình trạng bị làm phiền bởi những spam, mẩu quảng cáo trên TV, báo, những cuộc gọi,… Inbound Marketing tạo ra những nội dung hữu ích (thành phần chính đó là content marketing).
Inbound Marketing sẽ tiếp cận khách hàng vào từng giai đoạn mua hàng:
- Người dùng tự tìm kiếm và bắt gặp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ trên internet.
- Họ tự tham khảo, so sánh về giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước khi mua.
- Doanh nghiệp tạo ra những “lôi kéo” bằng ngôn từ, nội dung hữu ích, thiết thực có giá trị thuyết phục ý định mua hàng của khách hàng.
Người dùng sẽ không bỏ qua những thông tin có giá trị cho bản thân họ. Từ việc thích thú, chủ động tìm hiểu, họ “say đắm” và rồi họ tự nguyện đưa ra quyết định mua hàng. Và đó! Bạn đã có được một khách hàng mới. Việc tiếp theo là xem bạn có biến họ thành khách hàng trung thành được hay không mà thôi.
Quy trình 3 bước trong Inbound Marketing
Quy trình Inbound Marketing được thực hiện theo 3 bước, tương ứng 3 chiến lược bao gồm:
Bước 1: Được tìm thấy
Tiến hành thông qua các công cụ tìm kiếm, phương tiện truyền thông, thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, PR, Blog,…. Những chiến thuật về nội dung, tối ưu SEO sẽ hỗ trợ giúp thu hút lượng truy cập chất lượng cao cho website, mạng xã hội tìm kiếm.
Bước 2: Chuyển đổi
Tiến hành chuyển đổi từ khách hàng truy cập thành khách hàng thường xuyên hay những thuê bao nhận mail thông báo thành công. Thông qua các chiến thuật tạo landing page, nuôi dưỡng lượng khách tiềm năng để tạo các chuyển đổi bền lâu. Tất nhiên thương hiệu cũng nên đầu tư chụp ảnh công ty hay sản phẩm thật sự chuyên nghiệp để khách hàng biết rằng doanh nghiệp có sự uy tín, bài bản trong mọi việc thì lúc ấy khách hàng sẽ càng thu hút và muốn tìm hiểu dịch vụ nhiều hơn.
Bước 3: Phân tích
Tiến hành phân tích các thông số thống kê lưu lượng truy cập, từ đó có căn cứ cải tiến website tối ưu hơn. Chiến thuật cải thiện hiệu quả toàn bộ quá trình, nhằm tăng lượng đối tượng truy cập và khách hàng.
Bạn hãy tưởng tượng đơn giản quá trình marketing và bán hàng sẽ như một chiếc phễu. Phễu phải đảm bảo nội dung sẽ được lấp đầy trong phễu. Và đặc biệt cần đảm bảo rằng nội dung bạn cung cấp là cần thiết , hữu ích, thỏa mãn nhu cầu đối tượng khách hàng tương lai.
Nội dung đầy thôi chưa đủ, bạn luôn phải cập nhật mới các nội dung, tránh sự tẻ nhạt, nhàm chán. Đồng thời, làm mới nội dung cũng giúp công cụ tìm kiếm đánh giá cao website, chấm điểm & xếp hạng bạn ở vị trí cao hơn. Tiếp tới, bạn cũng cần phân tích lưu lượng truy cập thường xuyên. Từ đó mà có những biện pháp kịp thời để điều chỉnh theo kịp nhu cầu sở thích và hành vi của khách hàng.
Gợi ý một số chiến lược Inbound Marketing:
Ở bước 1 – Được tìm thấy: Để thu hút “khách vãng lai” trên miệng phễu, bạn cần tiến hành thu hút bằng nội dung thông qua:
- Viết blog: Công ty có blog sẽ thu hút khách hàng tiềm năng nhiều hơn 50% so với công ty không có.
- Dịch vụ SEO tổng thể (tối ưu công cụ tìm kiếm): Tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn khi ở top đầu các công cụ tìm kiếm.
- Truyền thông xã hội: Tạo nội dung trở thành tiêu điểm thảo luận – dẫn tới quá trình chuyển đổi,thu hút khách hàng đến website & bán được hàng.
- Nội dung marketing: Ví dụ như bạn là chủ của một trung tâm ngoại ngữ, bạn phải có chiến lược pr trung tâm tiếng anh của mình bằng cách viết nội dung hấp dẫn, video, tài liệu đặc biệt thu hút học viên
Ở bước 2 – Chuyển đổi thông qua:
- Lời kêu gọi hành động: nút hoặc liên kết khuyến khích thực hiện hành động.
- Sử dụng landing page, microsite để lấy được thông tin tệp khách hàng.
- Email Marketing, Lead Nurturing & tự động hóa.
Ở bước 3 – Phân tích là điểm mấu chốt cuối cùng giúp bạn phân tích “phễu bán hàng”, marketing và tìm cách làm tối nhất. Có thể phân tích dựa trên:
- Chỉ số phân tích quan trọng: lượng truy cập, khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi, khách hàng, dữ liệu đối thủ, hiệu quả nội dung,…
- Phương pháp phân tích: Có thể thông qua lượng người truy cập web bạn so với đối thủ; khách hàng tiềm năng, bạn liệu đã hài lòng với số lượng khách hàng đó?
- Thiết lập các mục tiêu về: doanh số, khách hàng tiềm năng, số lượng người truy cập website,…
Tóm lại, sự ra đời của Inbound marketing thông qua hành vi khách hàng để khai phá mong muốn, nhu cầu khách hàng, từ đó đạt hiệu quả tiếp thị và kinh doanh.
Sự khác nhau giữa Inbound và Outbound marketing
Để nắm rõ hơn, hãy cùng đi phân tích 2 loại Outbound Marketing và Inbound Marketing:
Tiêu chí | Outbound Marketing | Inbound Marketing |
Tương tác | 1 chiều | 2 chiều doanh nghiệp – khách hàng |
Nơi gặp khách hàng | Báo, đài, TV, banner, poster quảng cáo,… | Công cụ tìm kiếm, kênh mạng xã hội,… |
Mục đích đạt được | Doanh nghiệp đưa ra thông điệp quảng cáo | DN cung cấp các nội dung hấp dẫn, hữu ích với khách hàng |
Ý nghĩa thông tin | Thông tin mang tính giải trí, hữu ích | Thông tin hữu ích, giải trí |
Chi phí | Cao | Chi phí để có 1 khách hàng tiềm năng chỉ tốn 38% chi phí so với truyền thống |
Kết quả | Thông tin khách hàng nhận được đa dạng hi vọng khách hàng quan tâm | Khách hàng thật sự bị thu hút và tự nguyện bỏ tiền chi tiêu |
Doanh số | Thấp | Cao hơn |
Chi phí cho inbound marketing là bao nhiêu?
Mặc dù có sự liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và nhân sách. Lượng khách hàng càng lớn thì ngân sách bỏ ra càng nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng chưa hẳn chính xác được như outbound marketing.
Ví dụ: nếu bạn thuê một content marketing viết 400 bài đủ để cung cấp thông tin hữu ích một sản phẩm. Nội dung của bạn lên kết quả tìm kiếm và ổn định ở vị trí đó trong thời gian dài với đơn đặt hàng có tỷ suất lợi nhuận ROI sẽ cao hơn chi phí đầu tư ban đầu.
Khi bạn tối ưu được các phân đoạn, chiến lược nhỏ của Inbound Marketing thì mục tiêu sẽ nhanh chóng đạt được. Đặc biệt, để marketing đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing. Biết rằng mỗi phương pháp có những thế mạnh riêng, nhưng khi phối hợp sẽ tạo nên sự cộng hưởng, hỗ trợ, bù trừ nhau và hạn chế những mặt chưa ổn thỏa, tối ưu hóa chiến lược marketing tổng thể, đem tới hiệu quả kinh doanh cao nhất.