DevOps là gì? Những kiến thức cần học để trở thành DevOps Engineer

Hiện nay, DevOps đang dần thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức doanh nghiệp chuyển sang sử dụng. Chính vì thế, nó đang trở nên phổ biến hơn mỗi ngày nhờ việc tích hợp giữa phát triển, vận hành, hỗ trợ hay quản lý để giúp cho các developers làm việc nhanh và hiệu quả hơn. Đây cũng là cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở trong tương lai.

Hãy cùng tham khảo bài viết của Lucidplot để hiểu thêm về DevOps cũng như nắm được những kiến thức cần học để trở thành DevOps Engineer. 

DevOps là gì? 

DevOps là một cái tên còn khá xa lạ, thực chất nó là tên gọi mới, là sự kế thừa và phát triển của một khái niệm về phát triển phần mềm đã tồn tại rất lâu.

Hiểu đơn giản hơn thì nó là sự kết hợp của các nguyên lý, quy trình, thực hành và các tool giúp tự động hóa quá trình lập trình và chuyển giao phần mềm.

devops là gì

DevOps là từ viết tắt của sự kết hợp giữa các cụm từ software development và information technology operations. Nó bao gồm 2 giai đoạn chính là: 

  • Giai đoạn phát triển (development): Quá trình này bao gồm phần công việc của designer, developer, QA/QC…
  • Giai đoạn vận hành (operations): Giai đoạn này có sự tham gia của operation executive, system engineer, system administrator, release engineer, network engineer, DBA, security engineer…

Nhìn chung hai giai đoạn này không có sự liên kết với nhau. Đặc biệt là đối với những công ty có quy mô từ trên trung bình. Do đó, khi khái niệm DevOps ra đời giúp tối hóa chu trình phát triển phần mềm, giúp các sản phẩm phần mềm được release thường xuyên và mạnh hơn. 

 Lợi ích của việc kết hợp Development với Operations mang lại 

DevOps đang dần khẳng định được vị trí của mình nhờ những lợi ích và tính hiệu quả mà nó mang lại như: 

  • DevOps có các bản release mới cho tỷ lệ thất bại hơn
  • Dễ dàng phục hồi các bản release khi có vấn đề xảy ra
  • Có thể khôi phục các phiên bản trước mỗi khi cần thiết
  • Năng cao khả năng làm việc liên chức năng (sự liên kết mật thiết giữa hai bộ phận Development – chịu trách nhiệm phát triển phần mềm và Operations – có chức năng vận hành thực tế.
  • Kết hợp bảo mật vào vòng đời phần mềm kết hợp với tận dụng các công cụ tự động hóa giúp nâng cao độ tin cậy, hạn chế rủi ro, giảm tỷ lệ thất bại.
  • Tiết kiệm khoảng thời gian lên đến 50%
  • Tiết kiệm nhiều chi phí so với các phương pháp khác
  • Khả năng phục hồi với hệ thống ổn định và có thể kiểm tra được những thay đổi
  • Khả quan trong việc nâng cấp môi trường hay mở rộng quy mô phức tạp nhờ sự quản lý có hệ thống
  • Development Operations giúp chia nhỏ codebase để dễ quản lý hơn dựa trên phương pháp lập trình nhanh 

Công việc chi tiết của một kĩ sư DevOps 

công việc của kỹ sư devops

Trên thực tế, rất khó để có thể miêu tả một cách cụ thể công việc của một DevOps Engineer. Bởi vị trí kỹ sư Development Operations là sự kết hợp của những tư tưởng mới, công cụ mới, kỹ năng mới. Vì thế, DevOps Engineer cần có vai trò và trách nhiệm như: 

  • Phải đảm nhận cùng lúc rất nhiều công việc khác nhau của doanh nghiệp trong hoạt động chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin. Có thể kể đến: phân tích (Analyze), kiểm tra (Monitor), Triển khai (Deploy), tối ưu hóa (Optimize),….
  • Về quy trình, các kỹ sư DevOps cần phải quản lý đảm bảo quá trình hoạt động và hợp tác giữa các bộ phận diễn ra mượt mà
  • Development Operations Engineer luôn phải đảm bảo hiệu quả, hiệu suất của công việc được tốt nhất
  • Với vị trí DevOps Evangelist cần phải có trách nhiệm triển khai các hoạt động Development Operations.
  • Công việc của Release Manager là  chịu trách nhiệm việc nghiên cứu và phát triển các tính năng mới cho sản phẩm và đảm bảo sản phẩm vận hành, hoạt động ổn định sau mỗi đợt release.
  • Automation Expert làm các công việc trong lĩnh vực tự động hóa và sắp xếp các công cụ hỗ trợ. 
  • Software Developer/ Tester sẽ phải thực hiện công việc lập trình và test (kiểm tra) phần mềm.
  • Quality Assurance phải có trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo chất lượng thực tế của sản phẩm.
  • Security Engineer làm nhiệm vụ theo dõi tính bảo mật và sức khỏe của sản phẩm

>>> Tham khảo thêm: Top 10 phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất

Những kiến thức cần học để trở thành Development Operations Engineer

Theo CEO Matt Long của Groove Technology, DevOps Engineer là một nghề không chỉ đòi hỏi kỹ năng coding mà còn phải biết và hiểu  sâu rộng về system cũng như các công cụ hỗ trợ.

Vì thế muốn trở thành một kỹ sư DevOps chuyên nghiệp bạn cần phải trang bị một số kỹ năng cơ bản cũng như không ngừng học hỏi những kiến thức nâng cao như: 

  • Có hiểu biết và sử dụng thành thạo linux : Đặc biệt lệnh Terminal, CMD và powershell trong window, MacOS. 
  • Có kinh nghiệm về các công cụ: Process Management, I/O Management, Threads and Concurrency,Virtualization, Sockets, Memory storage and File systems.
  • Học ít nhất một ngôn ngữ lập trình: Nên học một trong ba ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong các công cụ DevOps là JavaScript, Ruby và Python 
  • Nắm được kiến thức căn bản: DNS, HTTP, HTTPS, FTP, SSL và tìm hiểu thêm về các lỗ hổng bảo mật hay gặp. 
  • Biết sử dụng một số tool để triển khai CI&CD: Jira, jenkins, git (Gitlab, Bitbucket,…)
  • Học cách cài đặt và sử dụng một vài Web Server phổ biến: Apache và Nginx. Ngoài ra, tìm hiểu thêm về một số khái niệm cũng như chức năng thường được dùng: Load balancer, Caching Server, Reverse Proxy, and Firewall. 
  • Có thể bắt đầu thực hành với Docker đơn giản:  Bằng cách thử setup một vài cache server, sử dụng Docker container để giả lập với nhiều servers dưới local hoặc cân bằng tải server bằng việc sử dụng chức năng load balancer của web server.  
  • Biết sử dụng một số dịch vụ cloud: Azure của Microsoft, Google Cloud và AWS của Amazon
  • Biết cách sử dụng các tool monitoring server: Zabbix, Datadog, Nagios, Icing,..
Kiến thức để trở thành devops engineer
Kiến thức cần học để trở thành kĩ sư devops

Trên đây là những chia sẻ về DevOps là gì và những kiến thức cần học để có thể trở thành một DevOps Engineer trong tương lai. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn sau này để bước chân vào con đường kĩ sư DevOps đầy triển vọng. 

>>> Tham khảo thêm: Top 10 phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP tốt nhất hiện nay