Backend là gì? Làm sao để trở thành lập trình viên backend giỏi?

Đối với những lập trình viên BackEnd, họ đều có định hướng và mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp của mình. Vậy backend là gì và làm thế nào để có thể trở thành một lập trình viên BackEnd giỏi? Để trở nên tinh thông “lão luyện “ trong bất kì lĩnh vực nào, bạn cũng đều phải cần có thời gian trau dồi. Và đó cũng là lý do Lucidplot viết bài viết dưới đây để giúp bạn hình dung ra được một bức tranh tổng quan bao gồm những hoạch định cần làm, từng bước step-by-step trên lộ trình hoàn thiện để trở thành một lập trình viên back end xuất sắc, tự tin ứng tuyển vào những công ty lập trình nổi tiếng như Dzr-Web hay Mona Media.

Back end là gì

BackEnd là gì?

Bạn đã nghe thuật ngữ Backend khá nhiều nhưng thực tế bạn chưa hiểu backend là gì thì theo Freelancer Việt Nam, nếu như bạn có định hướng học backend và trở thành một người phát triển website chuyên nghiệp thì chắc hẳn bạn đã nắm rõ website được chia ra làm 2 phần: Phần đầu là giao diện bên ngoài mà người dùng có thể nhìn thấy rõ (Front-end), phần thứ 2 chính là Back-end bên trong thông thường bao gồm 3 phần là máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Nhiệm vụ hoàn thành của 2 phần này chính là của những lập trình viên front-end và lập trình viên back-end.

Để xây dựng website có thể mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng thì buộc lòng front-end phải làm việc hiệu quả. Thế nhưng để làm nền móng cho front-end hoạt động trơn tru thì back-end cần phải được đảm bảo đủ tốt. Trái ngược với front-end là “đập ngay vào mắt” thì các yếu tố của back-end lại được ẩn đi và bạn chỉ có thể biết qua những tính năng, tương tác.

Cấu tạo thiết kế nên 1 website cần có 2 nhóm ngôn ngữ. Nhóm ngôn ngữ thứ nhất chính là ngôn ngữ phía server và ngôn ngữ phía client. Lập trình viên backend là những người phải hiểu rõ sử dụng thuần thục ngôn ngữ phía server này gồm có PHP, ASP hoặc JSP,… Họ sẽ tạo ra một hệ thống quản lý nội dung động, tương tác được với những cơ sở dữ liệu. Và ngôn ngữ client là ngôn ngữ dành cho lập trình viên front end.

back-end va front-end

Xem thêm: Có nên thiết kế website bằng wordpress hay không?

Nhiệm vụ của backend developer

Logic phía máy chủ

Lập trình viên Back-end có nhiệm vụ lập trình mọi hoạt động mà trang web thực hiện ở phía máy chủ

  • Xác thực tài khoản người dùng. Đảm bảo rằng các chi tiết tài khoản của người dùng chuẩn xác
  • Kiểm soát trình tự. Các trình tự được thực hiện trên trang web sẽ làm thế nào để được xử lý và đảm bảo rằng không xảy ra bất kỳ sai sót.
  • Tối ưu hóa. Mọi phần chức năng của trang web không chỉ hoạt động thông thường mà còn phải làm theo cách nhanh nhất có thể.

Xem thêm: TOP 10 Công ty thiết kế website cực uy tín năm 2023

Thông báo tự động

Khi bạn lặp đi lặp lại thực hiện một hành động, hãy tìm cách tự động hóa nó. Điều này đúng và là nhiệm vụ thiết yếu với việc phát triển trang web của một lập trình viên Backend.

Vai trò của người lập trình Backend là người viết mã code làm cho quá trình tổng quan tự động hóa này hoạt động. Thử tưởng tượng điều gì kinh khủng thế nào sẽ xảy ra nếu có hàng ngàn người dùng trực tuyến 24/7 và phải gửi email theo cách thủ công. Bạn sẽ phải chờ mất đến vài ngày để đơn giản chỉ nhận được một email xác nhận.

Ngoài ra còn có chức năng nhiệm vụ thông báo tự động tại chỗ, thông báo cho bạn về các tính năng mới và cung cấp dịch vụ mà bạn có thể đang quan tâm. Tất cả điều này đều được những back end developer đảm nhiệm.

Xem thêm: Top 9 phần mềm điểm danh online miễn phí dành cho học sinh – sinh viên

Xác nhận dữ liệu

Bạn hãy tưởng tượng một trang web với cả những dữ liệu đều cần được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu. Khi trình duyệt tạo trang mà bạn sẽ xem, nó sẽ lấy ra các giá trị dữ liệu cần thiết từ cơ sở dữ liệu. Khi bạn nhập thông tin, một đề xuất cập nhật cơ sở dữ liệu được thực hiện. Vậy suy ra, người lập trình Back-end chính là người phải tạo ra các quy trình nhằm đảm bảo các thông tin dữ liệu nhập vào là hợp lệ trước khi thực hiện các điều chỉnh từ phía máy chủ.

Hay nói một cách đơn giản hơn, cho dù bất kì thông tin nào nhập trên trang web đều phải xác thực bằng mã code được viết bởi backend developer trước khi nó có thể trở thành một phần của cơ sở dữ liệu.

Xác nhận dữ liệu

Truy cập cơ sở dữ liệu

Nghe thì có vẻ nó khá tương tự như nhiệm vụ đề cập trên, nhưng xét chi tiết vẫn cần phải hiểu rõ ràng hơn để tách biệt ra. Công việc của một lập trình viên Back-end là gì, đó là truy cập vào các cơ sở dữ liệu khác nhau, được duy trì bởi trang web khiến cho hệ thống phải thực hiện những gì được yêu cầu. Chính người “chủ chốt” lập trình và mã code chính là chìa khóa cho sự thất bại hay thành công của một trang web đảm bảo an toàn và hoạt động tốt như dự định.

Bên cạnh đó, bạn có trách nhiệm hợp lý hóa quá trình truy cập cơ sở dữ liệu để trang web tải và thực hiện chức năng một cách nhanh chóng nhất.

API

API là viết tắt của chữ Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng, một số người cần của bên thứ ba để hoạt động đúng cách. Và một người đảm bảo mọi thứ diễn ra ổn định đó chính là một lập trình viên Back-end chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể viết API cho các trang web khác để sử dụng chức năng trang web của mình.

Làm việc với API và tạo ra nó có thể đóng vai trò một phần lớn không thể thiếu trong công việc của một nhà phát triển web backend. Vì vậy, sẽ rất tốt và có nhiều mặt lợi khi bạn có thể dần làm quen với chúng. Chúng có thể rất thú vị khi làm việc vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Nhưng cũng có thể khá đau đầu để chia tách khi phải coding một hệ thống phức tạp từ đầu. Tuy nhiên, đôi khi, API có thể gây khó chịu và khó xử lý bởi vì các quyết định của những người đã coding chúng tạo ra.

Kiến thức, kỹ năng cần có khi làm backend là gì?

Kỹ năng đọc, hiểu 

Sau khi hiểu rõ backend là gì, bước kế tiếp để bắt tay vào “sự nghiệp” lập trình của mình, bạn cần phải biết tự trau dồi kiến thức và tìm hiểu. Mỗi công việc của một lập trình viên back-end đều đồi hỏi họ cần phải dành thời gian để tìm hiểu kỹ càng. Ví dụ như dạng ngôn ngữ lập trình nào bạn sẽ thực hiện, framework hay các nền tảng khác,… Một sơ đồ tư duy khái quát sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian làm việc hơn. .Hơn nữa,những kỹ năng mềm về cách hợp tác làm việc nhóm với những lập trình viên khác như front-end chẳng hạn sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm mà cũng phát triển được sự chuyên nghiệp.

Trau dồi kiến thức về hệ điều hành, hosting và CSDL

Có thể nói đây là yếu tố hàng đầu quan trọng trong công việc để hình thành nên một lập trình viên back-end. Bạn có thể đã thường “quen mặt” với window về độ phổ biến rộng rãi và dễ sử dụng của nó. Nhưng bạn cũng cần phải biết rõ rằng, 30% môi trường host trên internet là Linux, đứng sau nó mới là window với 26%. Các kiến thức cơ bản về csdl cũng quan trọng không kém, bởi nó sẽ quyết định tới chất lượng của một trang web. Kỹ năng viết câu truy vấn (SQL Query) hay sự hiểu biết về hệ quản trị csdl là một trong những kiến thức mà bạn cũng cần phải càng tìm hiểu.

Một số lời khuyên từ các lập trình viên backend “kì cựu” dành cho các mem mới là nên biết về các hệ quản trị nội dung có mã nguồn mở như: WordPress, Joomla, Drupal, Magento,… Hay là các công nghệ web mới như NodeJS, ReactJS, AngularJS,…

Kiến thức và kỹ năng cần có
Kiến thức và kỹ năng cần có khi làm backend

Khả năng truy cập và tính bảo mật 

Chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ mong muốn website của mình hay mắc phải những lỗ hỏng không đáng có, cũng như dễ bị truy cập xâm phạm từ bên ngoài. Thế nên đối với một website hay cụ thể hơn với những lập trình viên back-end thì kiến thức về tính bảo mật và tốc độ truy cập là điều vô cùng quan trọng.

Có kiến thức về front-end

Như bạn đã biết thì một sản phẩm ra đời không chỉ dưới bàn tay của một người mà nó là thành quả của team để cho ra cái kết cuối cùng. Bởi thế lập trình viên back-end cũng sẽ phải làm việc cùng với tất cả mọi người, nên để dễ dàng trong quá trình làm việc hơn thì bạn cũng nên cần phải biết kiến thức về front-end . Hãy học cách giao tiếp và chăm học hỏi cả những việc mà một lập trình viên front-end cần làm để biết thêm cơ bản và những công nghệ và khái niệm khác như HTML, CSS, hay JavaScript.

Các công cụ cần cho phát triển Backend là gì?

Như đã tìm hiểu về Backend là gì thì bạn đã biết được một số kiến thức cũng như kỹ năng cần có cho một lập trình viên Back-end cần củng cố. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa thể đủ giúp nâng cấp bạn hoàn thiện để trở thành một lập trình viên Back-end giỏi khi chưa nắm rõ tất cả những công cụ cần có để phát triển Back-end.

Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ

Mặc dù đã biết những điều cơ bản về HTML, CSS với cương vị là một người phát triển lập trình Back-end, nhưng đa phần công việc được thực hành bằng ngôn ngữ lập trình thực tế. PHP, Node.js (cho phép JavaScript để lập trình back-end), Python và những loại ngôn ngữ khác đều có thể sử dụng cho coding phía máy chủ nhưng hơn hết điều quan trọng là cần phải cân nhắc nên biết chọn loại ngôn ngữ nào.

Các nhà tuyển dụng khác nhau thường cũng sẽ yêu cầu các loại ngôn ngữ đa dạng khác nhau. Hiển nhiên rằng bạn không thể bắt đầu làm việc trong một công ty sử dụng Node.js để kích hoạt JavaScript làm ngôn ngữ lập trình phía máy chủ trong khi bạn chỉ biết PHP. Vì thế bạn cũng cần phải biết các ngôn ngữ lập trình phổ biến khác nhau.

Xem thêm: Top 10 công ty cung cấp dịch vụ marketing thuê ngoài uy tín nhất hiện nay

PHP

php

Có thể một số bạn sẽ cảm thấy lạ hoặc một số lại cảm thấy quen thuộc với tên của ngôn ngữ lập trình này, bởi nó đã xuất hiện từ khá lâu nhưng đang có dấu hiệu dần bị loại bỏ. Mặc dù PHP hữu dụng trong rất nhiều điều tuyệt vời nhưng các chuyên gia lại cho rằng nó có cấu trúc hỗn độn và không tập trung bởi nó là mã nguồn mở, các lập trình viên có thể thoải mái code và chia sẻ các đoạn code của mình trên free-php-scripts.net và bất kỳ ai cũng có thể tải xuống sử dụng, điều này giúp PHP phát triển nhanh nhưng lại không có sự đồng bộ cao như .NET của Microsoft.

Điều này có thể dễ hiểu vì PHP vốn không được xây dựng hoàn chỉnh như 1 ngôn ngữ lập trình. Thậm chí người tạo ra nó còn không có ý định bắt đầu tạo ra 1 ngôn ngữ lập trình phù hợp. Mọi người dần dần sử dụng PHP nhiều và nó được thêm vào, nên dẫn đến sự không nhất quán.

Cơ hội việc làm PHP đã giảm nhiều so với trước đây cũng là lẽ thường tình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nếu muốn học phát triển về PHP backend và phải mất thời gian để học theo các tiêu chuẩn chuyên nghiệp.

Node.js

Node.js

Trong một khoảng thời gian dài, JavaScript được xem như ngôn ngữ “thần thánh” bảo hội cho frontend và bạn cần một ngôn ngữ lập trình tương xứng thích hợp để viết mã code cho backend. Và cũng từ đó đã cho sự ra đời đặc biệt của Node.js.

Về khía cạnh kỹ thuật, Node.js có thể không được xem như là ngôn ngữ lập trình. Nó là môi trường thời gian chạy,cho phép bạn sử dụng JavaScript cho ứng dụng máy chủ. Tuy nhiên dạo gần đây khi chiều hướng việc làm cho PHP giảm dần thì Node.js có lẽ sẽ tăng trong tương lai. Học biết về Node.js sẽ là một lợi thế phát triển cho sự nghiệp backend, giúp hỗ trợ bạn có tiền đề sẵn sàng làm việc tại công ty một cách nghiêm túc.

Cho dù ngay cả khi bạn chỉ có dự định hoạt động chuyên về lĩnh vực backend thì bạn vẫn sẽ phải bồi dưỡng thêm kiến thức thành thạo về HTML, CSS và JavaScript để hiểu cách thức hoạt động của front-end ra sao.

Python

Python

Ngôn ngữ Python được xem là một trong những ngôn ngữ lập trình được ưu ái, ưa chuộng và nhận được nhiều sự quan tâm nhất trên thế giới. Thực ra khởi đầu nó được sử dụng với mục đích học máy thay vì tập trung phát triển backend. Nhưng như đã đề cập, nó là một ngôn ngữ rất tốt, cực kỳ hữu ích và hơn nữa lại thân thiện, thoải mái cho người học.

Điểm cộng mạnh cho Python đó là khả năng xử lượng dữ liệu khổng lồ. Nếu bạn đang gặp phải trăn trở khi làm việc trên các dự án có ứng dụng dự liệu quá lớn, thì Python sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Hệ thống cơ sở dữ liệu

Hệ thống cơ sở dữ liệu

Từ phần trên, chắc hẳn phần nào bạn đã thấy được làm việc với cơ sở dữ liệu đóng vai trò lớn thế nào cho một lập trình viên Backend. Tất cả chúng ta đều được phép tự do chọn ngôn ngữ lập trình và điều này cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn hệ thống cơ sở dữ liệu của bạn. Đặc biệt là khi tính đến các độ xếp chồng phổ biến (hoặc các công nghệ được sử dụng cùng nhau).

Ví dụ, nếu chọn ngôn ngữ lập trình PHP, bạn sẽ cần học cách làm việc với MySQL hoặc các hệ thống cơ sở dữ liệu dựa trên SQL khác để duy trì sự nhất quán. Hoặc giả bạn quyết định học cách code backend bằng JavaScript với Node.js, thì bạn nên học cách làm việc với cơ sở dữ liệu MongoDB.

Khung framework

Nói nôm na thì web framework là các đoạn code được viết sẵn, cấu thành nên một bộ khung mà ứng dụng web được xây dựng. Đó cũng là công cụ giúp xác định cấu trúc trang web của bạn. Giao diện lập trình ứng dụng API, cho phép sản phẩm có tính năng sử dụng trong các sản phẩm khác và sử dụng mã code ở những nơi khác.

Framework cho Node.js

Sau khi đã tìm hiểu backend là gì, bước tiếp theo nếu muốn sử dụng toàn bộ hệ thống JavaScript, có lẽ khung framework ứng dụng web bạn sẽ sử dụng là Express.js. Tuy là ngoài ra còn có một số tùy chọn khác nhưng Express vẫn là phổ biến nhất.

Framework cho PHP

Có 2 khung framework và một CMS (Content Management System – Hệ thống quản lý nội dung) được xây dựng ngay trên PHP. Thế nên ,bạn cần biết nếu muốn xin việc làm bằng cách sử dụng các hệ thống này. Nếu trong phần mô tả công việc có đề cập đến Symfony hoặc Laravel thì hãy nên nhớ rằng công việc đó sẽ yêu cầu PHP.

Trong trường hợp trang web bạn sẽ làm việc liên quan đến WordPress, bạn có thể cần một số kiến thức PHP trong trường hợp các plugin tùy chỉnh là cần thiết. WordPress được viết bằng PHP.

Framework cho Python

Nếu bạn chọn Python, bạn sẽ song hành với việc học web framework Django. Framework cho C#

Khi bạn muốn chọn thiết lập trên C#, bạn sẽ cần đăng ký Microsoft, điều này đòi hỏi buộc bạn phải am hiểu .Net Development và biết cách làm việc với .NET Framework.

Kết luận

Lập trình viên Backend là gì? Đó không phải là một công việc dễ dàng cho tất cả. Hơn thế để rèn luyện để có tay nghề cao thì lại càng nhiều khó khăn, nhọc nhằn. Việc bạn cố gắng tự học với ý chí phấn đấu để mang lại những kết quả “hoa thơm trái ngọt” cũng buộc bạn phải trả giá tốn không ít thời gian và công sức. Thế nhưng thành quả mà nó mang lại chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng và hoàn toàn xứng đáng.

Hy vọng với bài viết nhỏ này của Lucidplot đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích khi tìm hiển Backend là gì và làm thế nào trên con đường để chinh phục trở thành một lập trình viên Backend giỏi. Chúc các bạn thành công!